Giá cao su luôn là mối quan tâm hàng đầu của người trồng cao su. Hai yếu tố cốt lõi quyết định đến giá cao su là sản lượng mủ cao su, lượng tiêu thụ cao su . Ngoài ra các yếu tố giá dầu, nền công nghiệp ô tô, chính trị, thiên tai, tỷ giá ngoại tệ, giới đầu cơ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cao su trên thế giới.
Theo dõi giá cao su ở đâu?
– Bảng giá cao su trực tuyến cập nhật hàng ngày trên Giống Cao Su.Com
– Chuyên mục Giá Cao Su giúp bạn cập nhật các dự báo về giá cao su cũng như giá gỗ.
Diện tích, sản lượng và tiêu thụ cao su thiên nhiên
Diện tích trồng cao su trên thế giới có sự tăng trưởng khá nhanh chóng kể từ năm 2004. Năm 2004 từ 9.470,4 ngàn ha lên 14.138,3 ngàn ha năm 2018. Đặc biệt tăng mạnh vào 2 năm 2010 2011, dự đoán năm 2020 diện tích trồng cao su trên thế giới đạt mức 14.878,1 ngàn ha.
Đối với Việt Nam diện tích trồng cây cao su có sự tăng trưởng mạnh mẻ đặc biệt là hai năm 2010 2011 với mức tăng hơn 100 ngàn ha/năm. Nguyên nhân 2 năm này là thời điểm giá cao su đạt mức cao kỷ lục dẫn đến xu hướng ồ ạt trồng cây cao su. Theo thống kê đến năm 2017 diện tích cây cao su ở Việt Nam đạt 969,7 ngàn ha.
Dựa vào các thông số ở trên chúng ta có thể dễ dàng dự đoán được giá cao su sẽ có chiều hướng giảm mạnh ở các năm 2016 – 2018. Vì đây là khoản thời gian diện tích cao su trồng trong 2 năm 2010 – 2011 mở cạo, kéo theo sản lượng tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ cao su ở thị trường có chiều hướng ổn định. Khi đó cung vượt cầu dẫn đến giá cao su xuống thấp như hiện nay.
Cụ thể sản lượng cao su toàn cầu tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,7%, đạt 28,4 triệu tấn trong năm 2017 từ mức 25,3 triệu tấn trong năm 2011. Cao su tự nhiên (NR) chiếm 53% sản lượng cao su thế giới trong năm 2017 với 15,0 triệu tấn. Cao su tổng hợp (SR) chiếm 47% sản lượng cao su toàn cầu trong năm 2017 với 13,4 triệu tấn. Trong quý đầu tiên của năm 2018, tổng sản lượng cao su thế giới tăng nhẹ 0,1% đạt 7,04 triệu tấn từ 7,03 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2017. Riêng Việt Nam sản lượng tăng từ 751.7 ngàn tấn năm 2010 và đạt đến 1.094,5 ngàn tấn vào năm 2017.
Tiêu thụ cao su thế giới năm 2017 tăng 3,3% so với cùng kỳ, đạt 28,4 triệu tấn so với 27,5 triệu tấn trong năm 2016. Tổng mức tiêu thụ CSTN tăng 4,4%, đạt 13,2 triệu tấn trong năm 2017. Tổng sản lượng tiêu thụ của SR tăng 2,4% đạt 15,2 triệu tấn trong năm 2017. Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brazil, Đức và Nga là 10 nước tiêu thụ cao su hàng đầu trong năm 2017.
Nhập khẩu cao su tăng 10,4% đạt 22,9 triệu tấn trong năm 2017 từ mức 20,7 triệu tấn trong năm 2016. Xuất khẩu cao su toàn cầu đã tăng lên 22,0 triệu tấn trong năm 2017, tăng 9,7% so với năm 2016. Phía dưới chúng ta sẽ điểm qua một số yếu tố “ngoại lai” ảnh hưởng đến giá cao su.
Các yêu tố ngoại lai ảnh hưởng đến giá cao su
Giá dầu thô
Đây là một trong những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng khá lớn đến giá mủ cao su. Giá dầu thô trực tiếp tác động đến giá cao su tổng hợp (SR). Khi giá dầu thô tăng kéo theo giá cao su tổng hợp tăng đồng thời kéo theo giá cao su thiên nhiên (NR) tăng và ngược lại. Tuy nhiên hiện nay giá cao su cũng không còn ảnh hưởng nhiều bởi giá dầu thô. Bằng chứng là xu hướng tăng giảm của giá dầu thô và giá cao su đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào nhau.
Nền công nghiệp ô tô
Tại sao lại là nền công ô tô? Vì đây chính là ngành công nghiệp tiêu thụ cao su nhiều nhất từ cao su tổng hợp đến cao su thiên nhiên. Đây cũng là nguồn tiêu thụ cao su chính trên thế giới, việc ngành công nghiệp ô tô phát triển tốt sẽ là tin tức tích cực ảnh hưởng đến giá cao su.
Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô điện đang phát triển rất nhanh, kéo theo mức tiêu thụ lốp xe tăng. Một thông tin khởi sắc đến từ ngành công nghiệp ô tô đối với giá cao su.
Tỷ giá USD với các nước sản xuất và tiêu thụ cao su
Tỷ giá USD với các nước sản xuất và tiêu thụ cao su cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Vì nó có ảnh hưởng nhất định đến giá cao su.
Hiện nay, các sản phẩm cao su đang được trao đổi trên các sàn giao dịch lớn như sàn TOCOM Tokyo, sàn Thượng Hải, Singapo. Khi các doanh nghiệp cao su Việt Nam muốn bán sản phẩm của mình trên sàn TOCOM Tokyo thì họ cần chuyển từ VNĐ sang USD và ngược lại để giao dịch. Do đó khi tỷ giá VNĐ với USD mạnh thì doanh nghiệp xuất khẩu có lợi và ngược lại.
Chính trị
Yếu tố này mang tích chất khá đặc thù và cực kỳ có ảnh hưởng đến giá cao su đặc biệt với các nước tiêu thụ hay sản xuất cao su hàng đầu. Như Thái Lan, chính phủ có chính sách trợ giá cao su cho nông dân nước này trước tình hình giá cao su thấp. Điều này dẫn đến sản lượng cao su của Thái Lan tăng càng làm dư thừa nguồn cung cao su, dẫn đến giá giảm.
Như hiện nay là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các mặt hàng cao su từ Trung Quốc đang bị áp thuế khi xuất sang thị trường Mỹ.
Giới Đầu cơ
Giống như nhiều mặt hàng khác các sản phẩm cao su cũng bị đầu cơ. Ở đây giới đầu cơ đầu tư cơ hội vào các hợp đồng sản phẩm trên các sàn giao dịch. Và giới đầu cơ cao su cũng rất nhạy cảm trước các thông tin thị trường.
Nhận định diễn biến thị trường cao su năm 2018
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm sản lượng là do điều kiện thời tiết không thuận lợi và giá cao su thấp. Trong 8 tháng đầu năm 2018 giá mủ ở Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ và giữ ổn đinh. Bên cạnh đó thời gian này đang vào mùa mưa bảo, trực tiếp ảnh hưởng sản lượng mủ cao su. Ở Tây Nguyên từ đầy mùa cạo đến nay, mưa gió thất thường ảnh hưởng rấ lớn. Có một số nông trường công ty chỉ mới cạo được vài phiên.
Trước tình hình đó, dự kiến tăng trưởng sản lượng Việt Nam cũng như thế giới năm 2018 có thể thấp hơn tăng trưởng tiêu thụ cao su. Tâm lý thị trường hiện nay đang bị chi phối rất lớn bởi những lo ngại về cuộc chiến thương mại ngày càng xấu đi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bên cạnh dự trữ cao su tại các kho của Sàn Giao dịch Thượng Hải gia tăng.
Trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều rủi ro từ căng thẳng thương mại và bất ổn tài chính trên thế giới. Các nhà đầu tư đang trong trạng thái trì hoãn và theo dõi những diễn biến tiếp theo trên thị trường nên khả năng giá cao su thiên nhiên tạm thời đi ngang ở thời điểm hiện nay và sau đó có thể tăng nhẹ cho đến cuối năm 2018.
Theo cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo giá dầu WTI bình quân trong tháng 9/2018 sẽ giảm nhẹ xuống 68 USD/thùng, sau đó tiếp tục giảm còn 63 USD/thùng vào cuối năm 2018. Giá dầu có khả năng giảm trong ngắn hạn là do EIA dự báo lượng dự trữ dầu trên thế giới cũng như sản lượng dầu từ Hoa Kỳ sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2018 và sang đến năm 2019.
Đặc biệt, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc đàm phán mà không có kết quả đột phá nào và đợt áp thuế thứ hai nhằm vào 16 tỷ USD hàng hóa môi bên đã có hiệu lực từ ngày 23/8 điều này làm tăng lo ngại không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu mà còn khiến nhu cầu dầu thô chậm lại, từ đó gián tiếp tác động đến thị trường cao su thiên nhiên.