Cơ cấu giống cao su là một văn bản được ban hành bởi Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam. Mục đích chính của Cơ cấu Giống Cao Su là nâng cao năng suất mủ, đảm bảo thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) và khả năng thích hợp của giống cao su cho từng vùng trồng riêng biệt tại Việt Nam.

Tại sao Cơ cấu Giống Cao Su lại quan trọng?

Cơ cấu giống cao su quan trọng nhất chính là những khuyến cáo về giống cao su phù hợp với từng vùng trồng cụ thể theo 3 tiêu chí sau:

  • Năng suất mủ.
  • Thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB).
  • Khả năng thích hợp với vùng trồng.

Nói một cách khác, những giống cao su được khuyến cáo phải đáp ứng tiêu chí về năng suất, sinh trưởng đồng thời là chống chịu với điều kiện hạn chế đặc thù của từng vùng trồng cụ thể.

Điều kiện hạn chế đặc thù của vùng trồng là gì?

  • Đông Nam Bộ đó là bệnh Phấn Trắng, Rụng Lá Mùa Mưa, một số vùng đất kém thiếu hụt nước.
  • Tây Nguyên là mùa khô kéo dài, gió thường xuyên, nhiệt độ thấp.
  • Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ là đất kém, hụt nước và gió bão, mưa dầm hạn chế khai thác.
  • Đặc biệt Miền núi phía Bắc là rét hạiđiều kiện địa hình.
  • Để tối ưu hơn từng vùng trồng cao su cụ thể được phân chia thành 3 tiểu vùng nhỏ hơn theo mức độ rất thích hợp – thích hợp – ít thích hợp ( A – B – C).

Qui hoạch giống cao su trong cơ cấu giống cao su

  • Bảng I ( Giống sản xuất đại trà): những giống ở bảng I chiếm 80% diện thích trồng mới tái canh.
  • Bảng II ( Giống sản xuất qui mô vừa): những giống ở bảng II chiếm 15% diện tích trồng mới tái canh.
  • Bảng III ( Giống khảo nghiệm): chiếm 5% diện tích trồng mới tái canh.
  • Giống cao su khuyến cáo trồng theo hướng gỗ mủ và gỗ theo giai đoạn 2022 – 2026.

Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến những giống cao su được khuyến cáo ở Bảng I. Từ trước tới nay những giống cao su được trồng phổ biến tại Việt Nam đều xuất phát từ Cơ cấu Giống Cao Su được ban hành. Vì vậy không có lý do gì chúng ta không lựa chọn những giống cao su được khuyến cáo để trồng cho vườn cây của mình. Nếu bạn còn có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.

Ngày 26/10/2021, Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đã ban hành Quyết định 250/QD-HDQTCSVN. Về cơ cấu giống cao su giai đoạn 2022 – 2026 định hướng 2030.

Cơ cấu giống năm 2022 - 2026

Bảng I – Cơ cấu giống năm 2022 – 2026

  • Khuyến cáo ưu tiên giống trồng theo thứ tự đứng trước trong bảng khuyến cáo.
  • Tiểu vùng A: các yếu tố ảnh hưởng chính là đất, lượng mưa và điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cho cây cao su, bao gồm: đất hạng I, lượng mưa trung bình đạt trên 1800 – 2500 mm/năm, các loại bệnh quan trọng chỉ gây hại ở mức độ nhẹ, đến trung bình (ví dụ như hầu hết các vùng đất hạng I của tỉnh Bình Dương, Bình Phước….).
  • Tiểu vùng B: có một trong ba yếu tố ảnh hưởng chính thấp hơn tiểu vùng A, như đất hạng II hoặc lượng mưa < 1800 mm/năm (như các Cty Hòa Bình, Bà Rịa, phần lớn Đồng Nai…), hoặc > 2500 mm/năm (Yên Bái, Hà Giang..), hoặc các loại bệnh chính gây hại đến mức nặng.
  • Tiểu vùng C: có hai trong ba yếu tố không đạt như tiểu vùng A (các trường hợp còn lại ngoài A và B), như đất hạng III và hay bị các loại bệnh chính gây hại đến mức rất nặng; cao trình trên 650m; đất hạng III và lượng mưa < 1800 mm/năm hoặc 2500 mm/năm; lượng mưa > 2500 mm/năm và thường xuyên bị bệnh hại nặng đến rất nặng..

Sản lượng mủ cao su trên 1ha một số giống phổ biến

  • RRIV 209 có sản lượng bình quân 3 tấn/ha/năm.
  • RRIV 114 có sản lượng bình quân 2,5 tấn/ha/năm.
  • RRIV 103 có sản lượng bình quân 2 tấn/ha/năm.
  • RRIV 106 có sản lượng bình quân 2,2 tấn/ha/năm.
  • PB 235 có sản lượng bình quân 1,2 tấn/ha/năm.

CÁCH CHỌN GIỐNG CAO SU TỐT NHẤT

Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn những giống cao su tốt nhất, phù hợp nhất,  hoàn toàn MIỄN PHÍ.

TƯ VẤN NGAY      Chi tiết cách chọn