Chuyên trang Cây Cao Su
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
Chuyên trang Cây Cao Su
No Result
View All Result
Trang Chủ Cây Cao Su

Phòng trị bệnh nấm hồng trên Cây cao su

Giống Cao Su by Giống Cao Su
16/05/2021
in Cây Cao Su
0
15
CHIA SẼ
952
VIEWS
Chia sẽ FacebookChia sẽ Twitter

Bệnh Nấm Hồng là một trong những bệnh thân cành phổ biến trên cây cao su. Đây cũng là loại bệnh gây nhiều thiệt hại cho vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB) hay vườn cây khai thác. Dưới đây là những thông bạn cần biết về Bệnh Nấm Hồng.

Nội dung

  1. Tác nhân gây Bệnh Nấm Hồng
  2. Triệu chứng
  3. Biện pháp phòng trị
  4. Kết Luận

Tác nhân gây Bệnh Nấm Hồng

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor Berk. & Br gây ra. Thường xuất hiện vào tháng 6 – 11 hàng năm ( tập trung cao điểm vào tháng 7). Độ ẩm độ không khí đạt 70% thì bào tử bắt đầu nảy mầm và phát triển vết bệnh.

Độ ẩm từ 90 – 100% là môi trường thuận lợi nhất cho nấm bệnh phát triển.

Triệu chứng

Do màu hồng đặc trưng của vết bệnh nên được gọi là bệnh nấm hồng. Bệnh phá triển qua hai giai đoạn chính sau.

Bệnh nấm hồng trên cây cao su
Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cao su.

Bệnh nhẹ

  • Ban đầu vỏ xuất hiện màu hơi trắng, đồng thời có những giọt mủ chảy ra. Tiếp theo những khuẩn ty trắng giống như mạng nhện phát triển xung quanh và tiếp tục lan rộng.
  • Gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng nhạt và lan rộng. Khuẩn ty mọc dày đặc, xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen do bị oxy hóa.

Bệnh nặng

  • Vết bệnh chuyển sang màu hồng đậm, phần tán lá trên vết bệnh chuyển qua vàng và héo rũ sau đó toàn bộ cành lá phía trên đều chết khô.
  • Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng.
  • Tại nước ta, vết bệnh có thể dài 5 – 7 m và gây hại ngay cả trên mặt cạo. Nếu cây cao su bị cụt ngọn, cây sẽ không có khả năng phục hồi và không thể thu hoạch mủ sau này.

Biện pháp phòng trị

  • Phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời. Dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau validamycin (Validacin 5L, Vanicide 5SL) nồng độ 1,0 – 2,0%, hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizol 5SC) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%.
  • Sử dụng bình phun đeo vai có vòi nối dài phun phủ kín vết bệnh với chu kỳ 10 – 14 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh. Sau khi phun, phải kiểm tra, đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi.
  • Ngưng cạo mủ những cây bị chết tán và cây bị bệnh nặng. Vào mùa khô, tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt.

Kết Luận

  • Do đặc điểm bệnh gây tác hại lên toàn bộ tán lá, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sinh trưởng kém với vườn kiến thiết, năng suất thấp với vườn khai thác.
  • Hay nặng hơn dẫn đến chết cây, do đó phòng bệnh luôn là biện pháp hữu hiệu nhất nên áp dụng.
  • Sử dụng những giống cao su kháng bệnh. Bên cạnh là phun phòng vào thời gian bệnh trong năm ( đặc biệt thời tiết mưa dầm và các giống mẫn cảm).

GCS – Tổng Hợp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên trang Cây Cao Su

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Privacy Policy
  • Cookie Policy
  • Blog
  • Hỏi Đáp

No Result
View All Result
  • Giá cao su trực tuyến
  • HD chọn giống cao su
  • Kỹ Thuật Cao Su
  • Liên Hệ

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.