Bài thuyết minh chuyên sâu về Cây cao su cho THPT

Bạn đang khó khăn trong việc tìm một bài thuyết minh về cây cao su? Bạn cần tìm một bài văn mẫu về cây cao su. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn có được một bài thuyết minh tốt nhất.

Làm thế nào để có bài thuyết minh tốt?

Một bài thuyết minh tốt cần được chuẩn bị kỹ, vậy làm thế nào để có bài thuyết minh tốt? Dưới đây là 3 điều bạn cần làm.

  1. Dàn ý tốt – Bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất. Đây là cấu trúc xương sống của bài thuyết minh. Bạn cần tập trung, chi tiết và chính xác nhất ở bước này. Bạn có thể tham khảo dàn ý ở bên dưới.
  2. Tập trung vào chủ đề – Tập trung vào chủ đề, làm rõ nó, tất cả thông tin phải đúng và cập nhật. Tránh viết lung tung không tập trung hay tệ hơn là lạc đề.
  3. Mở đầu ấn tượng – Một mở đầu ấn tượng sẽ quyết định đến 50% khả năng hứng khởi và “muốn đọc” của người đọc. Do đó bạn cũng nên chăm chút kỹ phần này.
Thuyết minh về cây cao su
Viết ra dàn ý của bạn.

Dàn ý chi tiết về cây cao su

Để có một dàn ý tốt cho bài thuyết minh về cây cao su. Ít nhất bạn cần biết và tìm hiểu về cây cao su (mình có một bài viết về cây cao su khá đầy đủ bạn có thể tham khảo).

Thông tin và độ hiệu biết về cây cao su càng cao thì dàn ý và bài thuyết minh của bạn càng chi tiết và đầy đủ. Khi đó bạn sẽ biết được chủ đề cần phải trình bày, tránh viết sai chủ đề cũng như không tập trung vào chủ đề. Và bây giờ chúng ta bắt đầu với phần mở bài!

Thuyết minh về cây cao su
Rừng cao su sáng sớm – Ảnh GCS

Phần mở bài

Phần này sẽ giới thiệu khái quát về cây cao su. Ở đây, bạn nên cố gắng nêu lên thông tin cô đọng, dẫn dắt đối tượng, chủ đề cần thuyết minh. Cụ thể ở đây là “cây cao su” trong thuyết minh về cây cao su.

Chú ý mở bài thật ấn tượng sẽ tạo cảm tình cho người đọc, và bài viết của bạn sẽ được đánh giá tốt hơn.

Tips: Nên nhắc đến các nội dung chính sẽ nói đến ở thân bài.

Ví dụ:

Bạn đã từng nghe qua cây cao su chưa? Tôi chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe về cây cao su. Nó là một cây công nghiệp quan trọng về mặt kinh tế. Với sản phẩm là mủ cao su có giá trị cao và là nguyên liệu để sản xuất nhiều mặt hàng thiết yếu.

Ở Việt Nam, cây cao su đã có mặt từ Bình Dương, Bình Phước 2 mùa mưa nắng, đến cả núi đồi Tây Nguyên, hay tận cùng miền Tây Bắc….

Phần Thân bài

Làm rõ chi tiết về cây cao su trong bài thuyết minh. Đây là phần nội dung chính của bài thuyết minh về cây cao su. Bạn nên viết ngắn gọn, tập trung và có dẫn chíng theo các mục sau:

  • Nêu nguồn gốc của cây cao su: Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon. Năm 1878, cây cao su được thực dân pháp đưa vào Việt Nam. Những cây con đầu tiên được ươm trồng tại Vườn thực vật Sài Gon (Thảo Cầm Viên ngày nay).
  • Đặc điểm sinh lý của cây cao su: Cây cao su thuộc họ chi ngành nào? Điều kiện môi trường sống của cây cao su. Đặc điểm hình thái như thân, lá, hoa, quả..
  • Phân bổ cây cao su ở Việt Nam: Ở Việt Nam cây cao su được trồng ở những vùng nào?
  • Canh tác cây cao su: Cây cao su được lai tạo như thế nào, có những giống cao su phổ biến nào? Trồng cây cao su như thế nào? Cách chăm sóc cây cao su, bệnh hại trên cây cao su. Cách khai thác cạo mủ cây cao su.
  • Các sản phẩm từ cây cao su: Mủ cao su sản phẩm chính của cây cao su. Ngoài ra gỗ cao su còn là một sản phẩm ngày càng quan trọng của cây cao su.
  • Vai trò của cây cao su với đời sống: Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bảo đảm an ninh quốc phòng.
  • Mặt hại của cây cao su: Đối với con người (nêu các dẫn chứng cụ thể). Đối với môi trường (nêu các dẫn chứng cụ thể).
Lưu ý: Nên nêu các dẫn chứng cụ thể cho từng mục trong thân bài. Nhằm tăng tính thực tiễn và thuyết phục.

Phần Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa vai trò của cây cao su đối với đời sống xã hội. Về tất cả các mặt. Nêu cảm nghĩ của bạn về cây cao su, liên hệ trực tiếp bản thân.

Bài viết tham khảo

Chắc hẳn trong chúng ta từng có một lần nghe về cây cao su. Một loại cây công nghiệp phổ biến có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Cây cao su có mặt từ Bình Dương, Bình Phước 2 mùa mưa nắng, đến cả núi đồi Tây Nguyên, hay tận cùng biên giới Tây Bắc. Cây cao su được trồng để khai thác mủ và gỗ ở cuối mỗi chu kỳ trồng. Đây chính là các sản phẩm giá trị nhất của cây cao su ở Việt Nam.

Nguồn gốc cây cao su

  • Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon – Mỹ La Tinh. Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1878, những cây cao su đầu tiên được ươm trồng tại Thảo Cầm Viên hiện nay.
  • Đến hiện tại cây cao su đã có mặt hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Từ vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung đến vùng núi phía Bắc. Tính đến năm 2017, tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam đạt 969.700 ha đứng thứ 3 thế giới.

Đặc điểm của cây cao su

  • Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg.  thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae (họ Thầu Dầu). Cây cao su có thân cao thẳng, chiều trung bình từ 15 mét đến 30 mét, đường kính thân cây khoảng 50 cm tới 100 cm.
  • Cây có rễ cọc cắm sâu vào lòng đất và có nhiều dễ nhánh để hút chất dinh dưỡng. Lá cây cao su là lá kép có màu xanh đậm, mỗi năm cây thay lá một lần từ cuối tháng 12 hàng năm.
  • Có hoa nhưng không mọc thành chùm mà là hoa đơn và thụ phấn chéo. Quả cao su hình bầu dục hoặc hình cầu, màu xanh. Cây cao su thường sống và phát triển tốt ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.

Canh tác cây cao su

  • Hiện nay các giống cao su được trồng phổ biến ở Việt Nam đều là các dòng vô tính được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt chồi. Cây cao su được trồng sau khoảng từ 5 đến 6 năm tùy từng điều kiện trước khi có thể bước vào giai đoạn khai thác mủ.
  • Giai đoạn khai thác mủ thường kéo dài từ 20 đến 25 năm trước khi được cưa thanh lý để khai thác gỗ. Do đó vòng đời của cây cao su có thể kéo dài đến 30 năm.
  • Cây cao su cũng như những loại cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh hại. Có thể kể đến như bệnh phấn trắng, nấm hồng, corynespora… Tuy nhiên, các bệnh này có thể được phòng trị hiệu quả.
  • Cây cao su đến tuối sẽ được khai thác mủ. Mủ cao su được khai thác bằng những vết cắt nghiêng 32 độ lên vỏ cây cao su. Sản phẩm mủ được thu lại và vận chuyển đến các nhà máy chế biến để sản xuất ra các sản phẩm từ mủ cao su.
  • Các sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ mủ cao su có thể kể đến như lốp xe, găng tay y tế, các sản phẩm ron nhựa, băng tải….
  • Hiện nay, ngoài mủ cao su một sản phẩm khác là gỗ cao su cũng đang là mặt hàng giá trị. Với rất nhiều sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ gỗ cao su được sử dụng rộng rãi.
  • Với những lợi ích kinh tế của cây cao su, cây cao su đã và đang tiếp tục giúp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các vùng trồng cây cao su. Bên cạnh đó là đảm bảo an ninh quốc phòng ở các khu vực biên giới.
  • Chúng ta đã nói đến tới các lợi ích của cây cao su những cũng không quên nói về mặt có hại của nó.
  • Một trong đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến mủ cao su. Đó chính là ô nhiễm nguồn nước thải, không khí, khí thải, đây là vấn đề rất cần được quan tâm.
  • Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong ngành cao su.

Kết luận

Cây cao su với rất nhiều lợi ích kinh tế mang lại đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nhưng chúng ta cần thực hiện một các nghiêm túc về các vấn đề môi trường, khí thải để đảm bảo một lợi ích lâu dà, phát triển bền vững.

Văn mẫu của mình chỉ là những tóm tắt đầu dòng để bạn tham khảo. Các bạn nên thêm thắc câu cú riêng của mình để bài viết thêm đặc sắc.
Chúc các bạn thành công.

GCS – Tổng hợp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *