Dự báo tình hình giá cao su trong năm 2019

Năm 2018, GDP Việt Nam đạt 7,08% cao nhất trong 7 năm gần đây. Sự phát triển mạnh mẻ của các ngành dịch vụ, công nghiệp đối lập với không khí ảm đạm của ngành cao su Việt Nam. Trong năm 2018, tình hình giá cao su thế giới và Việt Nam liên tiếp giảm và giữ mức thấp gây không ít khó khăn cho người trồng cao su.

Nhìn lại thị trường cao su trong năm 2018

Thị trường cao su Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cụ Hải quan, trong năm 2018 xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam ước đạt 1.56 triệu tấn với giá trị khoảng 2.1 tỷ USD. Đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.338 USD/tấn. So với năm 2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên 2018 tăng 13.3% về lượng và giảm 7% về giá trị, do giá cao su giảm 17.9%.

Tham khảo thêm

  1. Giá mủ cao su Bình Dương
  2. Giá mủ cao su Bình Phước
  3. Giá mủ cao su Tây Ninh

Nguyên nhân sự gia tăng lượng xuất khẩu cao su Việt Nam là do sản xuất trong nước tăng nhẹ. Còn có nguồn cao su nhập khẩu từ Lào, Campuchia từ các dự án trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư.

Thị trường cao su Thế giới

Trong những năm qua giá cao su thế giới duy trì mức giá thấp trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là lượng cao su tồn kho khá cao trên thế giới. Tại kho Thượng Hải của Trung Quốc, lượng tồn kho cao su thiên nhiên đặc biệt tăng vọt từ năm 2013 đến nay. Tạo áp lực làm giá cao su thiên nhiên không thể phục hồi trong năm 2018.

Trong lúc giá thấp và dư nguồn cung, Trung Quốc thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới chuyển sang sử dụng chủ yếu các chủng loại cấp hạng 20 từ cuối năm 2018. Mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú và giá rẻ (SCR 20, STR 20, SMR 20, SIR 20). Điều này vô tình gây khó khăn cho các chủng loại cao su thiên nhiên khác.

Ngoài ra, các nhà sản xuất lốp xe đang tìm cách giảm giá thành và nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh. Trước hết là thích ứng với ngành công nghiệp ô tô đang giảm số lượng xe, khiến nhu cầu lốp xe tăng chậm và có xu hướng giảm.

Năm vừa qua giá cao su thấp, nhiều nước trồng cây cao su đã không còn mở rộng diện tích cây cao su nữa. Thậm chí còn giảm diện tích tái canh cây cao su để chuyển qua các cây trồng khác có thu nhập cao hơn. Tình hình này có thể sẽ làm giảm nguồn cung cao su thiên nhiên, gây thiếu hụt nguồn cung trong dài hạn.

Diễn biến, xu hướng giá cao su thế giới năm 2019

Yếu tố ảnh hưởng giá cao su tháng đầu năm 2019

Trong tháng 01/2019 giá cao su thiên nhiên bình quân tại một số thị trường lớn trên thế giới tăng so với tháng 12/2018. Cụ thể, giá SMR 20 (Malaysia) chào bán công bố đạt 1.360 USD/tấn, tăng 7.9% so với 1.260 USD/tấn vào tháng 12/2018.

Trong khi đó chủng loại SVR 3L xuất khẩu của Việt Nam được chào bán với giá 1.464 USD/tấn, tăng 9,2% so với 1.341 USD/tấn vào tháng 12/2018.

Bên cạnh đó, giá dầu thô thế giới trong tháng 01/2019 tăng mạnh khi OPEC công bố chi tiết kế hoạch giảm sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2019. Việc giảm sản lượng dầu thô của từng thành viên được tiến hành theo thỏa thuận giảm nguồn cung ký kết tháng 12/2018.

Bên cạnh đó không thể nhắc đến những tín hiệu lạc quan, tích cực trong quá trình giải quyết cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cũng góp phần vào đà phục hồi của giá mủ cao su trong ngắn hạn đầu năm 2019.

Ngoài các tính hiệu lạc quan thì cũng có những thông tin không mấy lạc quan đến từ Trung Quốc. Nền kinh tế tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Đối mặt với nhiều vấn đề hoạt động suy yếu về doanh số tiêu thụ ô tô trong năm 2018, cũng như lượng nhập khẩu cao su vào tháng 12/2018 giảm đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo suy yếu ở mức 6,6%. Từ đó dự đoán nhu cầu tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc trong năm 2019 không mấy khả quan.

Quan trọng nhất là thông tin về lượng cao su thiên nhiên tồn kho tính đến cuối tháng 01/2019 tại sàn Giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) nằm ở mức 410,01 ngàn tấn, cao hơn 37,73 ngàn tấn (+10,1%) so với cùng kỳ năm 2018.

Mủ Cao Su Tờ

Nhận định xu hướng thị trường cao su thiên nhiên trong ngắn hạn

Theo báo cáo cập nhật trong tháng 11/2018, Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong 11 tháng đầu năm 2018 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước đạt 12,816 triệu tấn, trong khi tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng 5% đạt 12,852 triệu tấn.

Trong cả năm 2018, ANRPC ước tính sản lượng cao su thiên nhiên tăng 4,5% so với năm trước lên mức 13,952 triệu tấn và tiêu thụ tăng 5,2% lên 14,017 triệu tấn. Nhờ đó, tình hình cung cầu cao su thiên nhiên tương đối cân bằng và thuận lợi, với lượng tiêu thụ nhỉnh hơn sản lượng 65 ngàn tấn trong năm 2018.

Trong báo cáo mới đây, Tổng cục Cao su Malaysia (MRB) nhận định giá cao su thiên nhiên sẽ hồi phục nhẹ trong ngắn hạn. Do các giải pháp được ký kết tại hội nghị ITRC. Đồng thời đây là khoảng thời gian cây cao su bước vào mùa rụng lá ở các nước sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Malaysia sẽ làm hạn chế bớt nguồn cung ra thị trường. Bên cạnh đó, là lượng tăng thu mua của các thương lái Trung Quốc dự trữ cho kỳ nghỉ tết nguyên đán 2019. Cũng mang đến tâm lý tích cực cho thị trường.

Dù vậy cũng lưu ý đến nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cao su trên thị trường như diễn biến thị trường tài chính, giá dầu thô, quan hệ thương mại Mỹ – Trung. Gần đây, Ngân hàng thế giới (World Bank) nhận định kinh tế thế giới năm 2019 sẽ giảm đà tăng trưởng, do một loạt các vấn đề từ căng thẳng thương mại, bất ổn trên thị trường tài chính cho đến những thách thức tiền tệ ở nhiều thị trường mới nổi.

Về giá dầu thô, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đâu đưa ra nhận định tăng trưởng sản lượng dầu thô của Mỹ cùng mới tình hình kinh tế toàn cầu chững lại sẽ gây ra sức ép lên giá dầu qua đó gián tiếp ảnh hưởng giá cao su thiên nhiên trên thị trường.

Dự báo tình hình giá cao su trong năm 2019 và xa hơn

Giá cao su thế giới vẫn giảm trên thị trường thế giới

Mặc dù mức tiêu thụ của thế giới (14,212 triệu tấn) vượt sản lượng (13,895 triệu tấn) ở năm 2018, nhưng không đồng nghĩa các yếu tố cung cầu cơ bản có lợi. Điều này là do sản lượng ở một số nước sản xuất lớn có tiềm năng tăng đáng kể trong trường hợp ( giá và thời tiết) trở nên thuận lợi.

Ví dụ: Ấn Độ có tiềm năng sản xuất cao su thiên nhiên nhiều hơn 71,9% (so với khả năng sản xuất trong năm 2018) nếu giá và điều kiện thời tiết thuận lợi. Tương tự là Malaysia có tiềm năng sản xuất nhiều hơn đến 62,5% nếu có điều kiện thuận lợi.

“Sản lượng tiềm năng” tăng đáng kể so với nguồn cung thực tế. Bất kỳ cải thiện về giá cao su có thể làm tăng thêm nguồn cung vào thị trường cao su và chính vấn đề này làm cản trở sự phục hồi giá cao su. Tâm lý thị trường cuốn theo yếu tố sản lượng tiềm năng ảnh hưởng không nhỏ đến đà phục hồi giá.

 

Trung Quốc quốc gia chiếm hơn 40% sản lượng tiêu thụ cao su của thế giới trong năm 2017 tiêu thụ 5,386 triệu tấn cao su. Nhưng qua năm 2018, cụ thể là từ tháng 01 – 09/2018 đã giảm 3,4% so với giai đoạn 2017. Bên cạnh những lo ngại về cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ, ngành lốp xe của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng mạnh do đồng Nhân Dân Tệ (NDT) mất giá từ giữa năm 2018. Đồng tiền mất giá khiến nguyên liệu nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà sản xuất lốp xe hoạt động trong nước.

Thị trường cao su thiên nhiên cũng có những biến động theo xu hướng chung của hàng hóa và cổ phiếu, vốn là những mặt hàng nhạy cảm với các thông tin về cuộc chiến thương mại. Rào cản thương mại, bức tường thuế quan cao bất thường có thể gây hại cho tất cả các hoạt động kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng, giao dịch hàng hóa, trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường cao su.

Sự tăng giá mạnh của đồng USD và dòng tiền tháo chạy khỏi thị trường hàng hóa Châu Á đã ảnh hưởng cực mạnh đến tâm lý của thị trường. Điều này cũng được phản ánh rõ nét trên thị trường nói chung và thị trường cao su nói riêng.

Sự mất giá của đồng tiền các nước xuất khẩu cao su lớn với đồng USD khiến các nhà xuất khẩu trở nên cạnh tranh gay gắt hơn khi họ có thể báo giá cao su ở mức thấp hơn khi giao dịch bằng USD ở các sàn giao dịch.

Ngoài ra cao su tồn kho được giữ lại các kho chỉ định của Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đã tăng mạnh và chạm ngưỡng cao nhất mọi thời đại là 591.599 tấn vào cuối tháng 10/2018. Các nhà đầu tư tại SHFE rất nhạy cảm ngay cả với những thay đổi nhỏ của lượng tồn kho. Việc tích lũy tồn kho tăng bất thường khiến tâm lý thị trường đi xuống, ảnh hưởng đến các giao dịch cao su trên thị trường.

Mặc dù giá dầu thô tăng mạnh trong năm 2018 nhưng không tạo ra bất kỳ tác động tích cực nào đến giá cao su. Mối quan hệ và phụ thuộc của giá dầu thô và giá cao su chủ yếu là dự trên đầu cơ thay vì tính chất thay thế cao su thiên nhiên bởi cao su tổng hợp từ dầu thô. Thường các nhà đầu cơ có niềm tin mù quáng rằng giá dầu thô cao dẫn đến giá cao su tổng hợp cao hơn giá cao su thiên. Có thể gây ra sự thay thế qui mô lớn giữa cao su thiên nhiên đối với cao su tổng hợp, làm tăng giá cao su thiên nhiên.

Tuy nhiên chính thông tin lượng tồn kho lớn ở SHFE, làm các nhà đầu cơ không nhận thấy sự thiếu hụt cao su thiên nhiên nào cả ngay cả khi có sự chuyển dịch ồ ạt từ cao su tổng hợp qua cao su thiên nhiên khi giá dầu thô tăng cao.

Khả năng đảo ngược xu hướng giảm giá cao su trong năm 2019?

Sản lượng cao su thế giới dự đoán sẽ tăng 5,8% lên 14,696 triệu tấn trong năm 2019 nếu giá cao su tiếp tục giảm như hiện tại. Tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới dự đoán sẽ tắn 3,6% lên 14,73 triệu tấn.

Mặc dù cung và cầu được dự đoán trong năm 2019 khá lạc quan nhưng tâm lý thị trường hiện đang được dẫn dắt bởi yếu tố “sản lượng tiềm năng”. Đây là yếu tố sẽ có sự biến động đột biến nếu giá cao su phục hồi và điều kiện thời tiết thuận lợi trong năm 2019.

Đồng USD có thể tiếp tụ xu hướng tăng giá trừ khi Mỹ thay đổi chính sách. Thường qui luật là đồng USD tăng thì giá cao su thiên nhiên sẽ giảm.

Ngay cả giá dầu thô có tăng vẫn khó có thể thúc đẩy tăng giá cao su thiên nhiên trong năm 2019 như phân tích ở trên.

Nói tóm lại yếu tố cơ bản cung – cầu cũng như các yếu tố khác không ủng hộ sự phục hồi giá cao su thiên nhiên trong năm 2019.

Năm 2019 kỳ vọng nào cho giá cao su?

Yếu tố “Sản lượng tiềm năng” được dự đoán sẽ không thuận lợi ít nhất là đến năm 2021 hoặc 2022. Tiến độ trồng mới và tái canh đã giảm đi đáng kể từ năm 2013 trở đi. Trong năm 2012 tổng diện tích tái canh trồng mới (tính cả Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Campuchia, Philippines và Sri Lanka) là 676.000 ha. Con số này đã giảm xuống còn 426.000 ha, 389.000 ha, 307.000 ha, 278000 ha, 197.000 ha lần lượt từ năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

Như các bạn biết cây cao su thường mất từ 6 đến 7 năm để đủ tuổi khai thác. Dựa vào số liệu trồng trong quá khứ số lượng cây cao su mở cạo từ năm 2022 sẽ ít đi đáng kể. Mặt khác một diên tích không nhỏ sẽ được tái canh hoặc chuyển đổi cây trồng trong những năm tới. Dẫn đến khả năng diện tích khai thác sẽ giảm từ năm 2022 trở đi, điều này sẽ có tác động đến sản xuất cao su thiên nhiên từ năm 2022 ít nhiều tác động đến giá cao su thiên nhiên. Dự kiến yếu tố “sản lượng tiềm năng” sẽ thuận lợi cho thị trường cao su sau năm 2022.

Mủ Cao Su

Khả năng thâm hụt nguồn cung mủ cao su vào năm 2022?

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo nguồn cung thâm hụt 1,3% vào năm 2022, 4,34% và 7,27% vào năm 2023 và 2024. Đang có xu hướng người trồng cao su giảm tái canh và chuyển qua các cây trồng khác do giá cao su thấp.

Nếu ngày càng có nhiều nông dân lựa chọn các loại cây trồng lợi nhuận tốt hơn thì nguồn cung cao su thiên nhiên sẽ không theo kịp nhu cầu cao su thế giới có thể xảy ra sau năm 2022. Nhu cầu cao su thế giới dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 3,4% đến 3,7% từ năm 2018 đến năm 2024.

Người trồng cao su phải làm gì?

Với tình dự báo giá cao su vào năm 2019 không mấy khả quan ít nhất là tới năm 2022. Do đó, đối với người trồng cao su hiện tại là nên tái canh những vườn cao su kém hiệu quả (giá gỗ cao su tương đối cao). Trồng những giống năng suất cao đón đầu cho năm 2022, sử dụng các cây trồng xen canh lấy ngắn nuôi dài như cách mà các công ty quốc doanh đang thực hiện.

Có những hoạch định lâu dài do cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, tránh trồng những loại cây theo xu hướng mà không có định hướng rõ ràng.

Nếu các bạn quan tâm và muốn tìm kiếm một giống cao su tốt nhất cho mình vui lòng liên hệ với chúng tôi GCS.

Giống Cao Su

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *