Đất trồng cây cao su

Đất trồng cao su – Tiêu chuẩn, phân hạng đất trồng

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày với vòng đời sản xuất dài hạn (25 đến 30 năm). Do đó, đất trồng cây cao su là yếu tố quan trọng trong canh tác cây cao su. Bài viết này sẽ thông tin về các quy định, tiểu chuẩn, phân hạng đất trồng cao su ở các vùng trồng chính tại Việt Nam.

Quy định chung về đất trồng cây cao su

Vùng quy hoạch trồng cây cao su phải đảm bảo tuân theo quy hoạch đất của địa phương và chính phủ.

Không chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang trồng cao su. Đất trồng không nằm trong diện quy hoạch khu công nghiệp, di sản thiên nhiên, rừng quốc gia, di tích, điền đài, không thuộc các khu vực bảo tồn theo quy định của pháp luật.

Đất trồng cây cao su
Đất trồng cây cao su

Phân vùng khí hậu đất trồng cây cao su

Cây cao su phát triển tối ưu trong các điều kiện khí hậu sau:

  • Lượng mưa > 1800 mm/năm.
  • Mùa khô < 5 tháng/năm.
  • Ngày sương mù < 20 ngày/năm.
  • Nhiệt độ bình quân > 25 độ C.
  • Mức giới hạn nhiệt độ từ 20 đến 30 hay 32 độ C.

Vùng không thích hợp trồng cây cao su có một trong những hạn chế sau:

  • Lượng mưa < 1200 mm/năm.
  • Mùa khô > 7 tháng/năm.
  • Ngày sương mù > 80 ngày/năm.

Đối với các vùng có cao trình > 600 và > 700 có những hạn chế nhất định đến sự phát triển của cây cao su.

Tiêu chuẩn đất trồng cây cao su

  • Cây cao su sinh trưởng tối ưu trên đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình, tầng đất hữu ích dày hơn 1,5m, thoát nước tốt, không ngập úng, tỷ lệ đá sỏi ít hơn 10% thể tích.
  • Đất tương đối bằng phẳng, độ PH nước từ 4,5 – 5,0, tỷ lệ mùn > 2,5%, độ bảo hoà Bazơ > 40%, kali trao đổi > 0,2 ly đương lượng/100g đất.
  • Không trồng cao su khi đất có các hạn chế sau: Độ dốc bình quân > 30 độ, chiều sâu mặt nước ngầm < 100cm, tỷ lệ laterit cứng, sỏi đá > 70% thể tích. Có đá tảng từ mặt đất đến độ sâu 1,5m, có tầng đất sét nén chặt, thành phần cơ giới của đất là cát (theo tiểu chuẩn của FAO).

Phân hạng đất trồng cao su

Đất trồng cây cao su được phân hạng dựa vào 7 yếu tố sau:

  • Độ sâu tầng đất.
  • Thành phần cơ giới của đất.
  • Mức độ lẫn kết von, đá sỏi trong tầng đất trồng.
  • Độ chua của đất.
  • Hàm lượng mùn.
  • Chiều sâu mực nước ngầm.
  • Độ dốc.

Cụ thể các phân loại mức độ giới hạn các yếu tố cụ thể như bảng dưới

Phân loại giới hạn các yếu tố đất trồng
Phân loại giới hạn các yếu tố đất trồng

Dựa trên bảng phân loại mức độ giới hạn 7 yếu tố trên, đất trồng cây cao su được phân làm 4 hạng đất như sau:

  • Hạng I: Chỉ có các yếu tố ở mức độ 0 và 1 như bảng.
  • Hạng II: Có từ một yếu tố ở mức giới hạn loại 2.
  • Hạng III: Có từ 1 yếu tố ở mức giới hạn loại 3.
  • Hạng IV: có từ 1 yếu tố ở mức giới hạng loại 4.

Cây cao su chỉ được trồng ở đất có hạng I, II và III

Việc phân hạng và lấy mẫu đất phân tích được thực hiện bởi các cơ quan tổ chứ uy tín nhằm có kết quả chính xác nhất. Tiếp theo bạn nên đọc qua chỉ tiêu thiết kế, trồng mới cũng là một trong những bước quan trọng tiếp theo.

Tóm lượt

Đất trồng cao su rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật trồng cao su. Là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và năng suất cây cao su. Do đó, chỉ nên trồng đất hạng I, II, III, không trồng đất hạng IV vì hiệu quả kém.

GCS – Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *