Cao su thiên nhiên là gì? Lưu ý, ứng dụng bạn cần biết

Cao su thiên nhiên hay cao su tự nhiên là một trong những nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp ô tô, các sản phẩm nhựa và cao su.

Bài viết dưới đây, GCS sẽ cung cấp thông tin cụ thể giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cao su thiên nhiên.

Cao su thiên nhiên là gì?

Cao su thiên nhiên là hợp chất polyme (Polyterpene (C5H8)n) có nguồn gốc tự nhiên. Cụ thể là sản phẩm được khai thác từ cây cao su (Hevea brasiliensis).

Hiện nay, cây cao su được trồng phổ biến nhất là Đông Nam á, Ấn Độ, châu Phi, Nam Mỹ với gần 14.878.000 ha (Nguồn – Statista). Trong đó, Việt Nam có hơn 965.000 ha ( số liệu 2018),  sản lượng 1.087.000 tấn ( số liệu 2017) với năng suất bình quân 1.674 kg/ha/năm.

Mủ cao su

Lưu ý khi sử dụng cao su thiên nhiên

Cũng như những nguyên liệu khác, các sản phẩm cao su thiên nhiên cũng có một số lưu ý khi sử dụng. Đặc biệt với những người dị ứng với cao su.

Dị ứng cao su thiên nhiên

Lưu ý lớn nhất DỊ ỨNG cao su thiên nhiên.

Có một nhóm người có các phản ứng dị ứng hay sốc phản vệ với cao su thiên nhiên. Ngoài ra, có thể là các hóa chất tàn dư trong quá trình xử lý và sản xuất cao su thiên nhiên.

Do đó, tốt nhất bạn nên xem xét liệu mình có bị dị ứng cao su thiên nhiên hay không trước khi sử dụng các sản phẩm này.

  • Cách đơn giản là áp mu bàn tay của bạn vào sản phẩm, hoặc dùng một ít nước chà xát lên bề mặt sản phẩm sau đó dùng dung dịch này chà nhẹ một vùng nhỏ trên mu bàn tay. Theo dõi và chú ý các biểu hiện nếu có.
  • Khi bạn có các dấu hiệu dị ứng như mẫn đỏ, nóng rát, ngứa, thì hãy chú ý có thể bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ cao su thiên nhiên. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này hoặc chuyển qua các sản phẩm từ cao su tổng hợp.

Điều kiện sử dụng cao su thiên nhiên

Cũng như các sản phẩm khác, để sử dụng các sản phẩm cao su thiên nhiên được an toàn, bền bỉ thì tuân thủ các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất là hợp lý nhất. Ngoài ra, các sản phẩm cao su thiên nhiên rất nhạy cảm với môi trường. Như ánh sáng, thay đổi nhiệt độ thường xuyên, mưa độ ẩm cũng là các nguyên nhân làm giảm chất lượng của sản phẩm cao su.

Lịch sử phát triển

Lịch sử cao su tự nhiên gắn liền với lịch sử cây cao su. Vùng bản địa của cây cao su là lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Trải dài từ vĩ độ 15 độ Nam đến 60 độ Bắc, giữa kinh độ 46 độ Tây và 77 độ Đông. Nằm trên các quốc gia Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Surinam và French Guyana.

Người dân Nam Mỹ của nền văn hóa Maya và Aztec được xác định là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su thiên nhiên vào thế kỷ 16. Người Aztec sử dụng cao su thiên nhiên làm thùng chứa, tạo tính chống thấm cho hàng dệt, các vật dụng đi mưa …

Đến thế kỷ 17, cao su thiên nhiên dần được sử dụng phổ biến ở Châu Âu, tuy nhiên nguồn cung khá ít so với nhu cầu sử dụng cao su.

Đến thế kỷ 18, cụ thể là năm 1839, khi cố gắng trộn cao su với lưu huỳnh, Goodyear đã vô tình làm rơi hỗn hợp này vào một chiếc chảo nóng. Trước sự ngạc nhiên của ông, thay vì tan chảy thêm hoặc bốc hơi, cao su vẫn cứng và khi ông tăng nhiệt, thực sự trở nên cứng hơn. Goodyear nhanh chóng tìm ra một hệ thống nhất quán cho sự đông cứng này, mà ông gọi là quá trình lưu hóa vì nhiệt liên quan. Ông đã nhận được bằng sáng chế trong cùng năm, và đến năm 1844 thì sản xuất cao su trên quy mô công nghiệp.

Về sau kỹ thuật sơ chế và chế biến cao su thiên nhiên có rất nhiều thành tựu mới, trong đó nổi bật vẫn là quá trình lưu hoá. Tuy nhiên, lưu huỳnh được thay đổi bởi những chất độn khác, qui trình gia nhiệt … đã làm cho cao su thiên nhiên mang nhiều đặc điểm nổi bật như chống cháy, độ trơ ăn mòn …

Quy trình sản xuất

Canh tác cây cao su (Hevea brasiliensis)

  • Với nhiều họ có thể cho mủ cao su tuy nhiên cây cao su (Hevea brasiliensis) được chọn do dễ canh tác, sản lượng cao và nhiều sản phẩm phụ có giá trị như gỗ chẳng hạn.
  • Cây cao su ban đầu sẽ qua thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 – 7 năm tuỳ thuộc vào giống, khu vực và chăm sóc. Sau đó, cây cao su sẽ chính thức bước vào giai đoạn thu hoạch mủ cao su kéo dài từ 17 – 20 năm.
  • Sau giai đoạn thu hoạch cây cao su sẽ được thanh lý lấy gỗ và bước vào một chu kỳ trồng mới tiếp theo.
Thu hoạch mủ cao su latex
  • Quá trình thu hoạch mủ cao su được gọi là cạo mủ.
  • Người ta sẽ cạo một đường rãnh trên thân cây nhằm cắt đứt mạch mủ trên vỏ để tiết ra chất lỏng màu trắng là mủ cao su. Ở Việt Nam thời vụ khai thác cao su bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào tháng 12 hay 01 năm sau.
  • Với qui trình kỹ thuật ngày nay, người ta sẽ cạo mủ 3 đến 4 ngày/lần với các hình thức cạo khác nhau tuỳ vào độ tuổi khai thác của cây cao su.
  • Mủ cao su sau từ 5 – 6 tiếng sau cạo sẽ được thu gom về nhà máy sản xuất để sơ chế, hoặc chế biến.

Chế biến mủ cao su

Quy trình chế biến mủ cao su hiện nay được phân làm 4 nhóm dựa vào 04 loại sản phẩm của cuối quy trình chế biến cụ thể:

  • Chế biến mủ nước thành những chủng loại cao su thiên nhiên gồm các dạng sau: Dạng khối như cao su định chuẩn kỹ thuật (cấp hạng SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR CV50, SVR CV60); dạng tờ như cao su tờ xông khói RSS (5 cấp hạng từ 1 đến 5), cao su crếp; dạng lỏng như Latex cao su thiên nhiên cô đặc (sản phẩm phụ khi sản xuất Latex cô đặc là Skim Block dạng khối).
Sơ đồ qui trình chế biến mủ cao su SVR 3L, CV50, CV60
Sơ đồ qui trình chế biến mủ cao su SVR 3L, CV50, CV60
  • Chế biến mủ đông (mủ chén, mủ dây) thành chủng loại cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật dạng khối với cấp hạng SVR 10, SVR 20, SVR 10CV, SVR 20CV.
Sơ đồ qui trình chế biến mủ cao su SVR 10, SVR 20
Sơ đồ qui trình chế biến mủ cao su SVR 10, SVR 20

Chế biến Latex cao su thiên nhiên cô đặc (hay còn goi là chế biến mủ ly tâm) có các loại LA, XA hoặc HA

Sơ đồ chế biến Latex cao su thiên nhiên cô đặc
Sơ đồ chế biến Latex cao su thiên nhiên cô đặc
  • Cao su tờ xông khói RSS
Sơ đồ chế biến cao su tờ xông khói RSS
Sơ đồ chế biến cao su tờ xông khói RSS

Tính chất của cao su thiên nhiên

Cấu tạo hoá học và tính chất vật lý

Về mặt cấu tạo hóa học cao su tự nhiên là polyisopren – polyme của isopren.

  • Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4.
  • Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4.
  • Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4.
polyisopren - polyme của isopren.
Polyisopren – polyme của isopren.

Cao su thiên nhiên dễ bị lưu hóa do sự hiện diện của một liên kết đôi trong xương sống của polyme. Lưu hóa là quá trình hình thành các liên kết chéo giữa các chuỗi polyme bằng cách sử dụng lưu huỳnh làm thuốc thử liên kết chéo. Cao su lưu hóa cứng hơn, cứng hơn và bền hơn so với cao su tự nhiên.

Tính chất vật lý

Ở nhiệt độ thấp, nó có cấu trúc tinh thể. Cao su thiên nhiên kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25 °C, tinh thể nóng chảy ở 40 °C.

  • Khối lượng riêng: 913 kg/m³
  • Nhiệt độ hóa thủy tinh (Tg): -70 °C
  • Hệ số giãn nở thể tích: 656.10−4 dm³/°C
  • Nhiệt dẫn riêng: 0,14 w/m°K
  • Nhiệt dung riêng: 1,88 kJ/kg°K
  • Nửa chu kỳ kết tinh ở -25 °C: 2÷4 giờ
  • Thẩm thấu điện môi @1000 Hz/s: 2,4÷2,7
  • Tang của góc tổn thất điện môi: 1,6.10−3

Cao su tự nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl4. Tuy nhiên, nó không tan trong rượu và xetôn.

Độ co giãn và đàn hồi

Đây là một đặc tính nổi bật của cao su. Xét về vi mô độ co giãn chính là kết quả của sự sắp xếp các phân tử cao su theo các chuỗi xoắn, nhăn. Khi lực kéo tác động các chuỗi này giãn thẳng và trở về trạng thái ban đầu bằng lực kéo của các liên kết giữa các phân tử cao su.

Độ co giãn này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, giảm khi nhiệt độ thấp và tăng khi nhiệt độ cao tuy nhiên có giới hạn. Có một đặc tính không mong muốn trong ở đây đó là độ “kết tinh”, đó chính là sự “đông cứng” của các liên kết phân tử, dẫn đến cao su không thể trở về hình dạng ban đầu.

Ví dụ: Một quả bóng cao su được bơm căn, đặt trên mặt bàn một thời gian sẽ bị méo ở bề mặt tiếp xúc với mặt bàn, đó chính là sự “đông cứng”.

Để khắc phục nhược điểm này người ta thực hiện lưu hóa cao su tạo ra liên kết di- và polysulfide giữa các chuỗi, điều này giới hạn tự do, thắt chặt các chuỗi cao su nhanh hơn, do đó làm tăng độ đàn hồi, làm cho cao su cứng hơn và ít giãn hơn.

Sự phân huỷ của cao su thiên nhiên

Trong mủ cao su thiên nhiên ngoài các phân tử polyme ra còn có các tạp chất hữu cơ, nước, đường. Chính những chất này phân huỷ tạo ra mùi gây trở ngại cho sản xuất cao su.

Các tạp chất này phân hủy trong quá trình bảo quản hoặc phân hủy nhiệt tạo ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Kiểm tra các hợp chất này bằng phương pháp sắc ký khí / khối phổ (GC / MS) và sắc ký khí (GC) cho thấy có hiện diện của lưu huỳnh, amoniac, anken, xeton, este, hydro sunfua, nitơ và axit béo trọng lượng phân tử thấp (C2-C5 ).

Chính những chất này tạo ra mùi không mấy dễ chịu cho cao su tự nhiên chưa qua sơ chế. Do đó, cao su thiên nhiên luôn được sơ chế thô để có thể bảo quản lâu dài.

Sinh tổng hợp

Trong cây cao su các “hạt cao su” được tổng hợp trong tế bào chất của tế bào chuyên tổng hợp cao su gọi là laticifers.

Các hạt cao su được bao bọc bởi một màng phospholipid đơn có đuôi kỵ nước hướng vào trong. Màng này cho phép các protein sinh tổng hợp được gắn kết trên bề mặt hạt cao su, cho phép các monome mới được thêm vào từ bên ngoài màng sinh học.

Hạt cao su là một thực thể hoạt động nhờ enzym có chứa ba lớp vật chất, hạt cao su, màng sinh học và các đơn vị monome tự do. Màng sinh học được giữ chặt vào lõi cao su do điện tích âm cao dọc theo các liên kết đôi của xương sống polyme cao su.

Các đơn vị monome tự do và các protein liên hợp tạo nên lớp ngoài. Tiền chất của cao su là isopentenyl pyrophosphat (một hợp chất allylic), kéo dài bởi sự ngưng tụ phụ thuộc Mg2 + bởi tác dụng của cao su transferase. Đơn phân bổ sung vào đầu pyrophosphat của polyme đang phát triển.

Quá trình này thay thế pyrophosphat ở năng lượng cao tạo ra một polyme có liên kết cis. Bước khởi đầu được xúc tác bởi prenyltransferase, men này chuyển đổi ba monome của isopentenyl pyrophosphat thành farnesyl pyrophosphat. Farnesyl pyrophosphat có thể liên kết với tran polyme để kéo dài chuỗi polyme.

Isoopentenyl pyrophosphat cần thiết thu được từ con đường mevalonat, dẫn xuất từ ​​acetyl-CoA trong dịch bào. Ở thực vật, isoprene pyrophosphate cũng có thể được thu nhận từ con đường 1-deox-D-xyulose-5-phosphate / 2-C-methyl-D-erythritol-4-phosphate trong plasmid.

Tỷ lệ tương đối của farnesyl pyrophosphat và monome isoprenyl pyrophosphat xác định tốc độ tổng hợp hạt cao su mới.

Mặc dù cao su được biết là chỉ được sản xuất bởi một loại enzyme, nhưng chất chiết xuất từ ​​latex chứa nhiều protein trọng lượng phân tử nhỏ với chức năng chưa được biết đến. Các protein có thể đóng vai trò là đồng yếu tố, vì tốc độ tổng hợp giảm khi loại bỏ hoàn toàn.

Ứng dụng của cao su su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên là một loại chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng được tạo ra từ chính mủ của cây cao su, một loại cây công nghiệp phổ biến ở nước ta. Vật liệu này được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế tạo lốp xe ô tô, xe máy, làm dây chun và sản xuất gối đệm.

Ứng dụng của cao su trong những ngành công nghiệp – Cao su kỹ thuật

  • Cao su kỹ thuật ngành xây dựng: Cao su chống va, gờ giảm tốc, cao su phun bi, cao su chặn xe
  • Cao su kỹ thuật ngành thủy lợi – thủy điện: Phớt cao su, Gioăng Đệm Cao Su, Gioăng Cao su P (Zoăng củ tỏi)
  • Cao su kỹ thuật ngành công nghiệp: Cao su cửa kính, Thảm cao su, cao su khắc dấu, cao su chịu nhiệt
  • Cao su kỹ thuật ngành Y tế: Nút cao su

Cao su kỹ thuật thông dụng

  • Tấm cao su: Cao su tấm chịu dầu, cao su tấm chịu nhiệt, cao su tấm chịu lực, chịu mài mòn, hóa chất ứng dụng trong các công trình cầu cảng… tấm cao su chống rung, cao su tấm giảm tiếng ồn, tấm cao su kê chân máy….ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp, nhà xưởng
  • Tấm cao su có kích thước đa dạng: tấm cao su 1mm, 2mm, 3mm, 4mm,5mm, 10,mm, 20mm
  • Gioăng cao su: vòng đệm dùng trong các bộ phận của máy móc, thiết bị. Gioăng cao su được pha trộn thêm một số chất phụ gia nhằm gia tăng thêm công dụng, tính năng; Gioăng cao su thủy lợi, gioăng cao su ống nước, gioăng kính, gioăng cao su chịu dầu…
  • Ống cao su: cao su được sản xuất ở dạng ống như ống cao su áp lực, Ống cao su áp lực bố vải, Ống Gân Thép, Ống hút bụi, ống chống va đập, ống xả nước…
  • Bóng cao su thử nước
  • Băng tải cao su
  • Trục lô cao su
  • Cao su ngành cầu đường
  • Cao su ngành thủy lợi, thủy điện
  • Đệm chống va tàu
  • Gờ chắn cao su chịu lực

Ngành công nghiệp ô tô và sản xuất lốp xe

Được xem là ngành tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất, với nhiều chi tiết sử dụng bằng cao su như lốp xe, các ron, tấm đệm, dây curo …. Ngành công nghiệp này chiếm 70% sản lượng cao su thiên nhiên trên toàn cầu.

Ứng dụng trong sản xuất đệm

Đệm cao su thiên nhiên được xem là một trong những ứng dụng phổ biến. Với nhiều ưu điểm nổi bật về độ êm ái, thân thiện môi trường, đảm bảo sức khoẻ …

Một số thương hiệu lớn và nổi tiếng sản xuất nệm cao su thiên nhiên có thể kể đến như Nệm cao su KYMDAN, Đệm cao su Liên Á, Đệm Đồng Phú, Đệm cao su Kim Cương…

Tóm lượt

Hi vọng bài viết đã giúp bạn rõ hơn về cao su thiên nhiên các đặc tính của cao su, quá trình sinh tổng hợp cao su cũng như những ứng dụng của cao su tự nhiên hiện nay. Mọi đóng góp ý kiến hay thắc mắc vui lòng để lại dưới phần bình luận, GCS sẽ trả lời các bạn trong vòng 72h.

GCS – Wiki

1 bình luận trong “Cao su thiên nhiên là gì? Lưu ý, ứng dụng bạn cần biết”

  1. cho mình xin tên tác giả của bài viết này hoặc nguồn của những cái sơ đồ chế biến mủ cao su để mình làm tài liệu cho bài chuyên đề với ạ. Cảm ơn rất nhiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *