Độ mủ cao su là một đơn vị nhằm xác định lượng “mủ” có trong mủ cao su khai thác từ cây cao su. Đây là chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành của mủ nước khai thác tại vườn.
Độ mủ cao su là gì?
Độ mủ cao su là tên thường gọi của chỉ số TSC-DRC. Trong đó, TSC là chỉ số hàm lượng chất khô có trong mủ cao su thiên nhiên. DRC là hàm lượng cao su khô có trong mủ nước.
Chỉ số DRC được qui đổi từ TSC qua bảng dưới bên dưới. Và chỉ số TSC bao giờ cũng cao hơn DRC.
Bí mật quan trọng nhất trong cách đo độ mủ cao su chính xác đó là bước lấy mẫu mủ.
Lưu ý: Độ mủ sẽ cao hơn nếu mẫu được lấy ở càng gần miệng thùng chứa và thấp hơn ở gần đáy thùng. Giải thích cho lý do này là các phân tử mủ cao su nhẹ hơn nước, xu hướng sẽ nổi lên trên –> hàm lượng chất khô cao.
Tiếp đến là phương pháp đo độ mủ cao su, phổ biến nhất hiện nay là phương pháp nướng chảo. Ngoài ra để chính xác hơn người ta còn sử dụng máy phân tích độ ẩm AND.
Trong phương pháp nướng chảo, các yếu tố như nướng cháy, nướng chưa chín, cân không đúng, hay đơn giản là không rửa hết mủ trong lọ đựng. Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến kết quả độ mủ, do đó cần thực hiện chuẩn theo từng bước dưới đây.
Cách đo độ mủ cao su bằng phương pháp nướng chảo
Dụng cụ cần thiết
- Bếp điện, bếp ga.
- Cân kỹ thuật có vạch chia 0,01 g.
- Lọ đựng mủ để cân.
- Chảo nhôm có tay cầm đường kính khỏang 15 cm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Cho khoảng 10g mủ nước vào lọ (đã loại trọng lượng của lọ đựng) và cân chính xác đến 0,01g, ghi nhận trọng lượng (m1)
- Bước 2: Trút mủ nước vào chảo, dùng nước sạch tráng phần mủ còn trong lọ, đảm bảo không còn mủ trong lọ đựng.
- Bước 3: Tráng đều lượng mủ trên bề mặt chảo nướng. Đặt lên bếp và bắt đầu nướng mủ với lửa nhỏ, hoặc nhiệt độ thấp. Liên tục lắc, hoặc dùng dụng cụ để lượng mủ nước được sôi đều, tiếp tụ nướng cho phần mủ nước bay hết nước, đồng thời trong và có độ vàng nhẹ (chú ý không được cháy hoặc chảy nhão).
- Bước 4: Hoàn thành bước 3, lấy chảo ra khỏi bếp và để nguội ( có thể làm nguội nhanh bằng cách để chảo nướng vào chậu nước, nhưng không làm ướt phần mủ đã nướng)
- Bước 5: Khi chảo đã hết nóng. Gỡ hết phần mủ cao su trong chảo ra chú ý gỡ thật sạch và không để thiếu phần mủ nào.
- Bước 6: Cân lượng cao su đã gỡ trên cân kỹ thuật, lấy trọng lượng và thực hiện tính kết quả.
Lưu ý thực hiện để có độ mủ chính xác
- Cần chính xác lượng mủ nước thực hiện nướng độ.
- Yêu cầu mủ nướng trên chảo phải vàng đều, vừa khô, không ướt hoặc cháy.
- Cần làm nguội mủ đã nướng trên chảo trước khi tiến hành cân.
Tính kết quả
Trong đó:
m1 : Khối lượng mủ đã cân ở bước 1 – 10g
m2: Khối lượng mủ cao su sau khi nướng ở bước 6 tính bằng (g).
Bảng qui đổi chỉ số TSC qua DRC
Chỉ số TSC được qui đổi qua DRC theo bảng dưới
Biết được độ mủ, bạn có thể tính giá mủ cao su được thương lái thu mua như dưới đây.
Cách tính giá mủ cao su thu mua
Giá mủ cao su thu mua được thương lái hay các nhà máy thu mua tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Giá 1 độ TSC-DRC: biến động theo thị trường và thương lái, giao động từ 200đ/1 độ đến 400đ/độ tùy thời điểm.
- Độ TSC-DRC: Được đo bằng phương pháp nướng chảo.
Yêu cầu chỉ tiêu DRC trong sản xuất mủ cao su thiên nhiên
- DRC không dưới 20% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR L, SVR 3L, SVR CV50, SVR CV60 và RSS.
- DRC không dưới 25% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR 5 S, SVR10.
- DRC không dưới 23% w/w là tiêu chuẩn của mủ cao su ly tâm.
Kết luận
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong cách xác định độ mủ cao su. Tránh được những thiệt thòi đáng tiếc khi bán mủ cho thương lái. Chúc các bạn thành công với cây cao su.
GCS