Cao su NBR

3 loại cao su tổng hợp phổ biến sản xuất gioăng cao su

Gioăng cao su một sản phẩm phổ biến của cao su tổng hợp. Bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu 3 loại cao su tổng hợp là cao su NBR, cao su EPDM – Neoprene và Silicone.

Cao su NBR

Cao su NBR hay cao su buna tên gốc là nitrile-butadiene rubber. Ngoài ra cao su nitrile hay là cao su tổng hợp chịu dầu cũng là nó. Được sản xuất từ một chất đồng đẳng của acrylonitrile và butadien. Cao su NBR mang đặc tính nổi trội nhất chính là khả năng kháng dầu và các chất gốc dầu.

Cao su NBR
Cao su NBR
  • Cao su NBR được dùng sản xuất ống dẫn nhiên liệu, sản xuất các loại gioăng cao su, trục cao su và các sản phẩm khác mà tính chịu dầu là yêu cầu cần thiết đối với vật liệu.
  • Ngoài khả năng kháng dầu, dầu mỏ và hydrocarbon thơm, NBR còn có khả năng chống dầu thực vật, và nhiều loại axit. Nó cũng có tính kéo giãn tốt, cũng như khả năng đàn hồi đối với lực căng và lực nén.
  • Mặt hạn chế lớn nhất của cao su NBR chính là giá thành sản xuất.
  • Cao su NBR thường bị hủy hoại bởi xút, axit đậm đặc, ozone, xeton, este, andehit, clo khử trùng và nitro hydrocarbon.
  • Trên thị trường được phân loại theo chỉ số của Độ bền kéo: 3mpa, 5mpa, 8mpa,…

Cao su EPDM, Neoprene

Cao su EPDM (cao su ethylene propylene diene monomer (M-class)) là một loại vật liệu đàn hồi, được tổng hợp từ ethylene với các monome propylene ( copolyme Ethylene propylene ) và đôi khi với một số monome thứ ba ( Ethylene propylen terpolymers)..

Cao su EPDM
Cao su EPDM
  • Cao su EPDM, Neoprene có tính chất chịu nhiệt rất tốt với biên độ nhiệt có thể từ -50 °C tới 150°C.
  • Cao su EPDM thường được sử dụng cho các sản phẩm làm kín trong sản xuất công nghiệp như các loại gioăng nắp bồn, đệm làm kín, gasket cao su…
  • Tính chất nổi bật của loại vật liệu EPDM là nhờ khả năng kháng được rất tốt với các loại dung môi, axit loãng, kiềm loãng, hơi nước, ánh sáng mặt trời, tác động của tia ozon và làm việc được trong môi trường nhiệt độ cao.
  • EPDM tổng hợp không nên sử dụng cho các thiết bị cao su kỹ thuật làm việc trong môi trường tiếp xúc với các loại xăng dầu, dầu mỏ, mỡ và các hydrocarbon
  • Tính chất của vật liệu phụ thuộc vào hệ lưu hóa:
  • EPDM lưu hóa bằng lưu huỳnh (EPDM Sulphur cured):Vật liệu sử dụng với tính chất bình thường (giá thành trung bình), nhiệt độ làm việc tối đa là 120 °C (250 °F).
  • PDM lưu hóa bằng Peroxide (EPDM Peroxide cured):sử dụng trong môi trường nước nóng, hơi nước, rượu cồn, những loại xeton, những chất lỏng làm nguội động cơ, các axit hữu cơ và axit vô cơ.
  • Tuy nhiên cao su EPDM lại không tiếp xúc được với dầu và khác hoàn toàn so với cao su NBR.

Cao su Silicone

Cao su silicone là một loại polymer có chứa silicon cùng với carbon, hydro và oxy. Khác với các loại cao su tổng hợp khác Silicone có bộ trục chính là liên kết polysiloxanes Si-O-Si thay vì là phân tử Carbon. Các polysiloxanes rất linh hoạt do góc liên kết lớn và độ dài liên kết khi so sánh với các polyme cơ bản hơn như polyetylen.

Silicone
Silicone

Bộ khung các polysiloxanes này làm nên đặc tính linh hoạt của Silicone, đồng thời cũng tạo nên độ trơ về mặt hóa học.

Cao su silicon thường không phản ứng, ổn định và chịu được môi trường và nhiệt độ khắc nghiệt từ −55 đến 300 ° C (−67 đến 572 ° F) trong khi vẫn duy trì các đặc tính hữu ích của nó.

Do những đặc tính này và dễ sản xuất và định hình, cao su silicon có thể được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm, bao gồm:

  • Các vật liệu cách điện
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô.
  • Các sản phẩm trong ngành thực phẩm.
  • Trang phục như quần áo , đồ thể thao và giày dép.
  • Trong các thiết bị điện tử, thiết bị y tế và cấy ghép.
  • Các sản phẩm như keo silicone.

Đây làm một trong những loại cao su tổng hợp cao cấp nhất. Với những đặc tính vượt trội so với cao su NBR hay EPDM. Ngược lại ở mặt hạn chế chính là giá thành của Silicone so với các loại cao su khác.

GCS