Hiện nay, gỗ cao su đang là chất liệu phổ biến trong hầu hết các dụng cụ nội thất hiện nay, nói không quá khi gỗ cao su đang dần thay thế các loại gỗ khác trong ngành nội thất nhờ những ưu điểm tuyệt vời của mình.
Vậy bạn đã biết gì về loại gỗ này, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về gỗ cao su.
Gỗ cao su là gì?
Đây là gỗ từ cây cao su (Hevea brasiliensis), nó được khai thác ở cuối vòng đời cây cao su trong những đồn điền tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai….).
Ban đầu gỗ cao su chỉ là sản phẩm phụ từ cây cao su, tuy nhiên những đặc điểm nổi bật, và tiến bộ trong công nghệ chế biến đã biến gỗ cao su thành một trong những chất liệu nổi bật trong ngành nội thất.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, lượng gỗ khai thác từ cây cao su và cây trồng phân tán đạt 9 triệu mét khối trong 2018. Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,308 tỷ USD (2018). Vượt qua thủy sản để đứng đầu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Việt Nam.
Gỗ cao su có thật sự tốt và an toàn
- Bản thân gỗ cao su hoàn toàn không gây hại tuy nhiên do là gỗ nhóm VII, là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng khá kém và dễ bị mối, mục nên thời gian trước không được ưa chuộng.
- Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sơ chế và sản xuất các vật dụng nội thất từ gỗ cao su đã có những tiến bộ rõ nét. Giúp các mặt hàng từ gỗ cao su ngày càng được lựa chọn nhiều hơn.
Đặc tính gỗ cao su và ưu nhược điểm
Thông số chi tiết gỗ cao su
- Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
- Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)
- Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)
- Độ cứng: – 4350 (N)
- Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
- Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
- Mô đun của Rupture: 10,420 lbf/in2 (71.9 MPa).
- Mô đun đàn hồi: 1,314,000lbf/in2 (9.07 GPa).
- Sức chịu nghiền: 6,110 lbf/in2 (42.1 MPa).
- Độ co giãn: Radial: 2.3%, Tangential: 5.1%, Volumetric: 7.5%, T/R Ratio: 2.2
Ưu nhược điểm của gỗ cao su
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ phổ biến.
- Độ bền cao, dẻo dai, không bị mối, mọt do đã qua xử lý 6 giai đoạn hiện đại
- Sáng màu, vân gỗ tương đối đẹp
- Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu.
- Là gỗ có cấu tạo đặc biệt nên chống nước và chống ẩm cực tốt trong nhiều điều kiện khác nhau
- Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, nguồn cung luôn ổn định
- Sản phẩm có độ dẻo dai và cứng cáp theo thời gian, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt. Được như vậy là nhờ là tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
- Thân thiện với môi trường.
Nhược Điểm:
- Gỗ giá rẻ nên không phù hợp với nội thất sang trọng.
- Chủ yếu là gỗ ghép, không có tấm khối lớn.
- Có tuổi thọ thấp hơn với các chủng loại gỗ khác trong sản xuất.
- Tính chất gỗ nhẹ, không cứng chắc như nhiều loại gỗ quý hiếm. Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không quá phù hợp với các thiết kế không gian cổ điển hoặc truyền thống.
Các dạng gỗ cao su ghép thịnh hành
- Ghép Song Song
- Ghép nối đầu (ghép mặt)
- Ghép cạnh
Qui trình sản xuất gỗ ghép cao su
Điều kiện thu hoạch gỗ cao su
Vườn cây cao su có thể thu hoạch gỗ cao su khi đủ các điều kiện sau:
- Hết chu kỳ thu hoạch mủ (khoảng 20 – 25 năm).
- Có năng suất dưới 1,2 tấn/ha/năm trong 2 – 3 năm liên tiếp.
- Hiệu quả kinh tế không cao.
- Được quy hoạch vào diện tích tái canh.
Thời điểm thu hoạch gỗ vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian này để đảm bảo mùa cụ tái canh tiếp theo.
Có thể thu hoạch gỗ cao su trên vườn cây 15 năm tuổi nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Giới hạn 15 năm nhằm đảm bảo chất lượng gỗ cũng như hiệu quả kinh tế của vườn cây.
Gỗ cao su sau khi đốn hạ ngoài vườn cần được tiến hành sơ chế nhanh trong 3 ngày. Điều này đảm bảo chất lượng gỗ, màu sắc, tránh nấm mốc.
Qui trình chế biến
Bước 1: Sơ chế gỗ cao su thô thành phôi gỗ
Nguyên liệu gỗ thô sau khai thác cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Chiều dài 1 m, đường kính 12 cm trở lên, còn nguyên vẹn, tươi, không mối mọt, không thâm, mốc (không chạy chỉ đen).
- Gỗ cao su tròn đưa về nhà máy sẽ được phân loại thành gỗ gốc, gỗ thân, cành, loại bỏ những gỗ kém chất lượng, xử lý khuyết tật làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như mắt đen, mắt xoắn, mặt cắt sần sùi, vân gỗ không đẹp và không rõ nét. Gỗ cao su tròn sau khi được phân loại và chọn lọc, sẽ được chuyển qua công đoạn cưa xẻ gỗ.
- Thời gian từ khi gỗ cao su bắt đầu cưa hạ đến khi đưa vào cưa xẻ, ngâm tẩm không quá 03 ngày.
Cưa xẻ gỗ thô thành gỗ tấm
Gỗ cao su tròn được xẻ ra thành gỗ tấm (phách) tùy thuộc vào độ mỏng dày của từng sản phẩm, cưa xẻ theo quy cách thông dụng có độ dày từ 16 mm cho đến 85 mm.
Đối với gỗ tròn có đường kính lớn, sử dụng máy cưa CD, đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, sử dụng máy cưa xẻ nhiều lưỡi, xẻ thành các tấm ván (phách).
Cưa xẻ gỗ cao su thành gỗ thanh (phôi)
Các tấm phách sẽ được chuyển đến các máy cưa mâm để cưa xẻ thành phôi
theo quy cách sau:
- Dày : 20/26/33/38/45/55 mm.
- Rộng : 45/55/65/75/86/95/105 mm.
- Dài : Từ 200 – 1200 mm.
Bước 2: Xử lý hóa lý phôi gỗ cao su
Xử lý hóa chất
Sau khi cưa xẻ, thanh gỗ phôi được chọn lựa và xếp vào goòng, đưa vào bồn ngâm tẩm áp lực khoảng 1 – 3 giờ, có pha trộn hóa chất theo các tỉ lệ thích hợp như sau:
- Chống, ngăn ngừa mối mọt và làm sáng màu gỗ: Multi-Bor hoặc Parachem (tỉ lệ 0,8 – 0,9%).
- Chống mốc và làm sáng màu gỗ: Sử dụng F-Clean hoặc MultiGreen hoặc Anti blue (tỉ lệ 0,10 – 0,15%).
- Tẩy trắng gỗ, đáp ứng nhu cầu trang trí đánh bóng: Soda (tỉ lệ 0,2 – 0,4% )
- Làm sạch và khử mùi hôi từ dung dịch ngâm tẩm: Sử dụng F-water (tỉ lệ 0,03 – 0,05%).
- Sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp là 12%.
Sau khi được xử lý qua bồn ngâm tẩm, gỗ sẽ được tiếp tục phân loại lần nữa. Sau đó chất lên palet, sử dụng xe nâng đưa vào lò sấy.
Xử lý xông sấy
- Sấy gỗ bằng hệ thống các lò sấy bằng hơi nước và tự động hóa (hơi nước hóa nhiệt ở áp suất khoảng 1 – 5 kg/cm2, tương ứng với nhiệt độ hơi từ 99,1 – 151,1 độ C).
- Gỗ trước khi cho vào lò sấy phải được hong gió tự nhiên trong nhà có mái che và thông thoáng.
- Thời gian sấy từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ.
- Nhiệt độ sấy: Quá trình sấy gỗ, ở giai đoạn đầu làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độ của gỗ trước khi sấy từ 30 oC lên đến 50 – 60 độ C trên 1 cm3 bề mặt ván trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó nên duy trì nhiệt độ ở mức 60 độ C và ∆T nhỏ hơn 5 độ C.
- Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống thấp hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80 độ C và ∆T nhỏ hơn 3 độ C, tùy thuộc vào chiều dày gỗ. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn.
- Yêu cầu về ẩm độ đối với thanh gỗ phôi sau khi sấy: Ẩm độ đạt từ 8 – 12%.
Lưu ý sắp xếp các loại gỗ có cùng kích thước hoặc tương đương vào cùng một lò sấy, không xếp lẫn cây dày, cây mỏng vào cùng lò sấy tránh tình trạng cùng một thời gian sấy mà dẫn đến cây khô, cây ẩm.
Bước 3: Phân loại phôi gỗ ghép cao su
Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm theo yêu cầu sẽ được kiểm tra loại bỏ các thanh, tấm gỗ nứt, cong vênh.
Đóng gói: Gỗ xẻ thanh được đóng thành kiện có cùng chiều dài, đai nẹp chắc chắn, đáp ứng điều kiện và yêu cầu của khách hàng, vận chuyển đường biển và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sau khi đóng gói xong hàng sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ ký mã hiệu, quy cách trên từng kiện hàng.
Bước 4: Sản xuất gỗ ghép cao su thành phẩm
- Những thanh gỗ sấy được đem đi bào, sau đó được đem cắt (loại bỏ những mắt xấu, vết) và cắt thành những thanh gỗ theo yêu cầu. Quá trình này thải ra gỗ vụn (có thể tận dụng làm ván ép).
- Những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục được đưa qua máy đánh đầu để nối chúng lại thành những thanh dài hơn.
- Kế tiếp những thanh này sẽ được ép chân không có sử dụng keo chuyên dụng để thành những tấm ván gỗ lớn tùy thuộc vào yêu cầu.
- Gỗ ghép sau đó được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Ván gỗ ghép thành phẩm có độ đầy lớn, màu sắc tự nhiên, vân gỗ đẹp không thua gì tấm ván gỗ lớn tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất từ gỗ cao su
Gỗ cao su có đặc tính rất ít co giãn vì đó nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất các vật dụng như:
Bàn ăn gỗ cao su, kệ gỗ cao su, tủ quần áo gỗ cao su, kệ gỗ cao su 5 tầng, bàn ăn gỗ cao su 4 ghế, bàn gỗ cao su chân sắt, sàn gỗ cao su, tủ quần áo gỗ cao su ghép, kệ sách 3 tầng gỗ cao su, tủ quần áo gỗ cao su ghép, giường gỗ cao su giá rẻ, ghế ăn gỗ cao su …
Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời, vì mưa có thể làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến nó bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao cũng sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng gây lãng phí.
Tổng kết
Hi vọng bài viết đã giúp ban có một cái nhìn toàn diện về gỗ cao su. Nó thật sự tốt với giá thành rẻ, nhiều đồ nội thất đẹp, ngày càng bền với qui trình sản xuất được cải tiến. Chính điều đó càng làm gỗ cao su có giá trị cao như hiện nay.