Cao su và vật liệu Polyme
Cao su là gì?
Cao su (bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc /kautʃu/) là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn.
Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ khác. Cao su có thể dùng để làm lốp xe, bóng, bao cao su,…
Hiện nay Cao su được phân biệt thành hai loại
Cao su tự nhiên
Đây là loại cao su được sản xuất từ cây cao su. Một loại cây công nghiệp với sản phẩm là chất lỏng màu trắng được gọi là mủ cao su.
Mủ cao su được sơ chế thành các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm cao su khác.
Cao su tổng hợp
Cao su tổng hợp được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bao gồm isopren (2-methyl-1, 3-butadien), 1,3-butadien, cloropren (2-cloro-1,3-butadien) và isobutylen (methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isopren cho liên kết chuỗi.
Thêm vào đó, các cấu trúc đơn này có thể trộn với các tỷ lệ mong muốn để tạo phản ứng đồng trùng hợp mà kết quả là các cấu trúc cao su tổng hợp có các đặc tính vật lý, cơ học và hóa học khác nhau.
Và được sản xuất chủ yếu từ than đá và dầu mỏ.
Cao su izopren (Polyisoprene)
Cao su butadien (Polybutadiene)
Cao su styren butadien (Styrene butadiene)
Cao su nitril butadien (Nitrile butadien)
Cao su butyl (Butyl rubber)
Cao su clopren (Chloroprene)
Cao su flo (Fluoro rubber)
Cao su silicon (Silicone rubber)
Lịch sử
Năm 1876 Henry Wickham người Anh chọn lựa khoảng 70.000 hột cao su từ Brasil. Từ số hạt giống này, chỉ trồng được 2600 cây, nguồn gốc cây cao su hiện nay xuất phát từ 2600 cây cao su này.
Cao su tổng hợp được Bouchardt chế tạo và năm 1879 từ phản ứng trùng hợp isopren trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Anh và Đức sau đó, trong thời gian 1910-1912, phát triển các phương pháp khác cũng tạo ra các loại cao su khác nhau từ isopren.
GCS