Bệnh đốm mắt chim trên lá cây cao su

Phòng trị bệnh đốm mắt chim trên cây cao su

Bệnh đốm mắt chim trên cây cao su là một loại bệnh lá chủ yếu gây hại cây non ở vườn ươm. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây non trong vườn ươm.

Triệu chứng và cách nhận biết bệnh

  • Bệnh đốm mắt chim do nấm Drechslera heveae (Petch) M.B. Ellis gây ra. Ngoài ra, còn có các loại nấm Helminthosporium heveae (Petch) M.B. Ellis, Bipolaris heveae (Petch) Von Arx.
  • Bệnh thường xảy ra trên cây thực sinh trong vườn ương, nhất là vùng đất trũng, nghèo dinh dưỡng trong giai đoạn mùa khô từ tháng 11 – tháng 4.

Triệu chứng bệnh trên cây

  • Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, có kích thước 1 – 3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài, các vết luôn xuất hiện trên phiến lá.
  • Trên lá non, bệnh gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn phát triển của lá.
  • Đỉnh sinh trưởng cây nhiễm bệnh bị biến dạng và phình to.

Bệnh đốm mắt chim trên lá cây cao su

Phòng trị bệnh

Sử dụng một trong các loại thuốc có các hoạt chất sau để phòng trị bệnh đốm mắt chim.

  • Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,2%
  • Hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2%
  • Hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, Vixazol 275SC) nồng độ 0,2%
  • Carbendazim và mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2%.

Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2% để phun phòng nhằm đạt hiệu quả tốt hơn.

GCS – Tổng hợp từ RRIV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *