Chuyên trang Cây Cao Su
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
Chuyên trang Cây Cao Su
No Result
View All Result
Trang Chủ Giá Cao Su

Thị trường cao su cuối năm 2020 và những yếu tố ảnh hưởng

Giống Cao Su by Giống Cao Su
29/03/2021
in Giá Cao Su
0
0
CHIA SẼ
193
VIEWS
Chia sẽ FacebookChia sẽ Twitter

Thị trường cao su cuối năm 2020, được dự báo với mức giá cao su đạt đỉnh trong vài năm trở lại đây. Đây là một tin vui rất lớn với người trồng cây cao su trong tình hình dịch bệnh và một năm 2020 cực kỳ khó khăn.

Nội dung

  1. Dự báo giá cao su quí IV năm 2020
  2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cao su thiên nhiên
    1. Trung Quốc
    2. Nhật Bản và Ấn Độ
    3. Đông Nam Á
  3. Tóm lượt

Dự báo giá cao su quí IV năm 2020

Dự báo giá cao su thế giới trong quí IV năm 2020 sẽ có những biến động mạnh do các yếu tố tác động giá cao su thiên nhiên không ổn định. Tuy nhiên giá vẫn ở mức cao quanh 350 đồng/độ mủ ở Đông Nam bộ.

Theo dõi thêm: – Giá cao su Lộc Ninh – Bình Phước cập nhật hàng ngày.

  • Do giá cao su đã tăng liên tiếp trong 9 phiên nên có thể trong vài ngày tới sẽ có sự điều chỉnh nhẹ. Tuy nhiên, triển vọng giá vẫn khả quan do ngành ô tô thế giới hồi phục và kinh tế Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt.
  • Trong báo cáo mới nhất vừa công bố giữa tháng 10, ANRPC đã nâng dự báo tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2020 thêm 67.000 tấn lên 12,611 triệu tấn, mặc dù con số đó vẫn thấp hơn 8,4% so với năm 2019. Lý do điều chỉnh tăng bởi nhận định lạc quan hơn về thị trường Trung Quốc sau những số liệu kinh tế mới công bố gần đây.
  • Dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1,38 triệu tấn cao su trong quý IV/2020, gần sát mức 1,40 tấn của cùng kỳ năm trước; và tổng khối lượng cao su nhập khẩu vào nước này trong năm 2020 sẽ tăng 1,6% so với năm 2019; tiêu thụ ở Ấn Độ cũng sẽ tăng theo đà hồi phục kinh tế sau giai đoạn phong tỏa.
  • RAoT dự báo giá cao su sẽ còn tăng tiếp. RAoT dự báo giá cao su RSS3, ngày 27/10 ở mức 77,72 baht/kg – cao nhất trong vòng hơn 3 năm, thị trường cao su sẽ tiếp tục tăng trưởng, giá sớm vượt 80 baht/kg để sau đó đạt 90-100 baht/kg.
  • Nhu cầu cao su ở Trung Quốc đã tăng nhanh sau khi các chính quyền địa phương bắt đầu kích thích sử dụng xe ô tô nhỏ, từ đó thúc đẩy các hãng sản xuất lốp xe tăng sản lượng gấp 3 lần.
  • RAoT dự báo xuất khẩu cao su Thái Lan năm nay vẫn tương đương mức 4,1 triệu tấn của năm n ngoái, trong khi kim ngạch sẽ tăng khoảng 30% so với 187,12 tỷ baht của năm ngoái.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cao su thiên nhiên

  1. Nguồn cung cao su thiên nhiên gián đoạn do tình hình thiên tai tại Đông Nam Á vựa sản xuất cao su lớn nhất thế giới.
  2. Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản.
  3. Tình hình chính trị tại Thái Lan.
  4. Thiếu hụt lao động trong sản xuất cao su thiên nhiên.
  5. Nhu cầu cao su thiên nhiên tăng do đại dịch COVID-19.
  6. Chiến tranh thương mại Trung Mỹ.
Thị trường cao su thế giới tăng cao trong năm 2020
Thị trường cao su thế giới tăng cao trong năm 2020

Trung Quốc

  • Đây được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thị trường cao su. Là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang đạt được những kết quả cực kỳ khả quan.
  • Trung Quốc quý IV/2020 sẽ đạt 5,8% (so với cùng quý năm ngoái), mạnh hơn mức 4,9% của quý III/2020, và cả năm 2020 sẽ đạt 2,1%, sau đó tăng tốc lên 8,4% trong năm 2021, khi kinh tế toàn cầu đều hòi phục.
  • Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX (diễn ra trong các ngày 26-29/10/2020), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc có thể áp dụng mô hình phát triển mới, huy động cả nguồn lực kinh tế quốc gia và động lực kinh tế quốc tế thay chỉ tập trung vào các thị trường nước ngoài như trước. Mục tiêu của nước này trong 15 năm tới sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ và các ngành chiến lược khác.
  • Về nguồn cung, sản lượng cao su ở Trung Quốc có thể giảm 30% trong năm 2020 so với năm trước do những trận bão lớn ở đảo Hải Nam và hạn hán ở Vân Nam làm thiệt hại nghiêm trọng tới cây cao su.
  • Tiêu thụ ô tô ở Trung Quốc đã tăng 13% trong tháng 9/2020 so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến thuế quan các sản phẩm và giá của cao su thiên nhiên.

Nhật Bản và Ấn Độ

  • Giá cao su trên sàn Osaka – tham chiếu cho thị trường cao su thiên nhiên toàn Châu Á – đã tăng liên tiếp 9 phiên. Phiên 28/10, hợp đồng kỳ hạn tháng 4/2020 (giao dịch nhiều nhất) tăng 20 JPY (7,9%) lên 274,3 JPY/kg, là giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 3/2017. Mức tăng của phiên này cũng là nhiều nhất kể từ tháng 12/2008 (12 năm).
  • Như vậy, chỉ trong vòng 9 phiên (16-28/10), giá cao su tại Osaka đã tăng gần 40%. Còn tính từ đầu tháng 10/2020, giá đã tăng 49,7%, là tháng tăng mạnh nhất trong vòng mấy chục năm nay (ít nhất là từ 1975).
  • Đáng chú ý, tại Ấ Độ, giá cao su thiên nhiên cũng leo lên mức cao nhất 4 năm, càng làm cho thị trường cao su thế giới thêm nóng, vì Ấn Độ cũng là một thị trường tiêu thụ mạnh.
  • Tại Ấn Độ, hiện giá cao su RSS 3 nhập khẩu là 242,1 USD (17.850 rupee)/tạ, RSS4 giá 150 rupee/kg. Trong khi đó, giá cao su nội địa là 140 rupee/kg (giá cao su tại Ấn Độ thường rẻ hơn ít nhất 17 rupee/kg so với giá thế giới). Như vậy, giá cao su tại Ấn Độ đã tăng 78% kể từ hồi tháng 4/2020 (khi đó giá gần 100 rupee/kg).

Đông Nam Á

  • Thái Lan nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị mới. Dẫn đến lo ngại về nguồn cung cao su, làm thị trường cao su có những biến động về giá.
  • Thiếu hụt lao động trong sản xuất cao su thiên nhiên đang diễn biến ngày càng trầm trọng tại Thái Lan.
  • Nhưng chính sách cắt giảm sản lượng đến từ chính phủ Thái Lan cũng là nguyên nhân ảnh hưởng thị trường cao su.
  • Việt Nam cũng trải qua những khó khăn tương tự Thái Lan.
  • Tình hình mưa lũ miền Trung đang diễn biến phức tạm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất cao su.
  • Thiếu hụt lao động trong sản xuất cũng là vấn đề nổi bật ở các công ty cao su. Đặc biệt là các công ty ở Đông Nam bộ có thể kể đến như Đồng Nai, Tây Ninh, Dầu Tiếng hay Phước Hoà đều đang thiếu hụt lao động sản xuất trầm trọng.

Tóm lượt

Thị trường cao su hiện tại đang rất sôi động với những phiên tăng giá kỷ lục trong 40 năm lại đây. Đây là một tin cực kỳ vui với người sản xuất cao su thiên nhiên trong năm 2020.

Với những thông tin về dịch bệnh đang tốt dần lên, triển vọng năm 2021 nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh mẻ. Khi đó giá cao su được dự đoán sẽ tăng cao và vượt qua đỉnh 2017, hướng tới đỉnh 2011.

GCS sẽ tổng hợp cập nhật các tin tức giá cao su mới nhất hi vọng các bạn chú ý theo dõi.

GCS – Tổng hợp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên trang Cây Cao Su

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Privacy Policy
  • Cookie Policy
  • Blog
  • Hỏi Đáp

No Result
View All Result
  • Giá cao su trực tuyến
  • HD chọn giống cao su
  • Kỹ Thuật Cao Su
  • Liên Hệ

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.