Chuyên trang Cây Cao Su
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tải về Quy trình kỹ thuật cây cao su 2020
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
  • Giá cao su trực tuyến
No Result
View All Result
Chuyên trang Cây Cao Su
No Result
View All Result
Trang Chủ Giá Cao Su

Giá cao su liên tục đi xuống trước làn sóng COVID thứ 4

Giống Cao Su by Giống Cao Su
22/06/2021
in Giá Cao Su
0
0
CHIA SẼ
14
VIEWS
Chia sẽ FacebookChia sẽ Twitter

Giá cao su hôm nay (22/6) ghi nhận sàn giao dịch châu Á (bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc) tiếp đà giảm giá. Từ đầu tháng 6 đến nay, giá cao su tại thị trường châu Á liên tiếp giảm do lo ngại kinh tế khu vực châu Á phục hồi chậm lại bởi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

  • Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 240,8 Yen/kg, giảm 1,2 Yen với giao dịch trước đó.
  • Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 240,0 Yen/kg, giảm 1,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 235,2, giảm 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
  • Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 12.470 Nhân dân tệ/tấn, giảm 70 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
  • Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.565 Nhân dân tệ/tấn, giảm 105 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.605 Nhân dân tệ/tấn, giảm 125 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
  • Giá cao su tiều điền được các thương lái thu mua giao động từ 320 – 330 đồng/độ mủ ở Đông Nam bộ.

Từ đầu tháng 6 đến nay, giá cao su tại thị trường châu Á liên tiếp giảm do lo ngại kinh tế khu vực châu Á phục hồi chậm lại bởi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Hoạt động sản xuất tại Nhật Bản tăng trưởng chậm nhất trong tháng 5/2021 do tăng trưởng sản lượng và đơn hàng mới giảm. Tương tự, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su toàn cầu chuyển sang thiếu hụt do Trung Quốc tăng cường mua vào.

Đại dịch Covid-19 bùng phát ở châu Á khiến cho việc thu hoạch mủ cao su gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung.

Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới đang phải đối mặt với khủng khoảng Covid-19. Bang Kerala, nơi sản xuất cao su lớn nhất của Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5/2021 do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 cũng đang diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, do dịch bệnh trên cây cao su và sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 nên sản lượng cao su tự nhiên trong quý II/2021 tại các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka sẽ thấp hơn so với quý I/2021.

Thời điểm quý III, IV/2021, ngành sản xuất ô tô Mỹ hồi phục tích cực được kỳ vọng sẽ giúp thị trường cao su sôi động trở lại.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên trang Cây Cao Su

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Privacy Policy
  • Cookie Policy
  • Blog
  • Hỏi Đáp

No Result
View All Result
  • Giá cao su trực tuyến
  • HD chọn giống cao su
  • Kỹ Thuật Cao Su
  • Liên Hệ

© 2022 Giống Cao Su - Chuyên tư vấn, cung cấp cây GIỐNG CAO SU.