Phiên giao dịch ngày 08/11/2021. Giá cao su thiên nhiên duy trì xu hướng đi ngang trên sàn Osaka và tăng nhẹ trên sàn SHFE Thượng Hải. Cụ thể như sau.
Tại sàn giao dịch hàng hóa JPX Osaka – Nhật Bản
- Giá cao su giao kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 207 yên trên kilogram. Giảm 0,8 Yên.
- Kỳ hạn tháng 12/2021 đạt mức 212,3 yên trên kilogram. Tăng 1,9 Yên.
- Kỳ hạn tháng 01/2022 đạt 218,4 yên trên kilogram, giữ nguyên so với phiên giao dịch ngày 05/11/2021.
Tại Sàn giao dịch SHFE Thượng Hải – Trung Quốc.
- Giá cao su giao kỳ hạn tháng 11/2021 ghi nhận mức 12900 nhân dân tệ trên tấn, tăng 10 nhân dân tệ.
- Kỳ hạn tháng 01/2022 đạt mức 13985 nhân dân tệ trên tấn, tăng 50 nhân dân tệ.
- Kỳ hạn tháng 03/2022 đạt mức 14095 nhân dân tệ trên tấn, tăng 70 nhân dân tệ so với phiên giao dịch ngày 05/11/2021.
Giá mủ cao su trong nước
- Trong nước, giá mủ cao su tiểu điền, được các thương lái thu mua giao động quanh mức, 260 đến 320 đồng trên độ mủ.
- Tại nhà máy công ty cao su Lộc Ninh, giá mủ nước đang được thu mua với mức 343 đồng trên độ mủ.
- Phú Riềng là 343 đồng trên độ mủ. Phước Hòa là 343 đồng trên độ mủ. Tại Đồng Nai giá mủ nước đang được thu mua với giá 340 đồng trên độ mủ.
- Dự báo trong ngắn hạn, giá mủ cao su trong nước sẽ giao động quanh mức 310 đồng trên độ mủ. Xu hướng giá mủ tiếp tục giữ ổn định trong những tháng cuối năm 2021.
- Trong dài hạn, các yếu tố phục hồi kinh tế, dịch bệnh, chuỗi cung ứng cũng như cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ ảnh hưởng đến giá cao su trong và ngoài nước.
Tin thị trường trong thời gian qua.
Trong nước.
- Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý III, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động, dao động quanh mức 260-320 đồng/độ mủ.
- Nguyên nhân là dịch COVID-19 bùng phát mạnh nên nhiều nông trường quốc doanh ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh ngừng cạo mủ để thực hiện giãn cách xã hội.
- Giá xuất khẩu cao su bình quân đạt 1.646 USD/tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng, giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 1.669 USD/tấn, tăng hơn 29% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
- Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu thế giới về cao su tự nhiên năm 2021 sẽ tăng gần 9% so với năm 2020, lên hơn 14 triệu tấn.
- Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ, sản lượng cao su tự nhiên thế giới chỉ đạt khoảng 13,8 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Như vậy, thế giới sẽ thiếu hụt 329000 tấn cao su tự nhiên trong năm 2021.
- Ngoài việc nguồn cung thiếu hụt, giá dầu đi lên cũng kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp.
- Những yếu tố trên giúp giá mủ cao su trong nước vào thời điểm tháng 10 tăng trở lại theo xu hướng của thị trường thế giới. Hiện giá mủ cao su tiểu điền được các doanh nghiệp thu mua dao động quanh mức 300 – 345 đồng/độ mủ.
- Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 303-343 đồng/độ mủ, tăng 18 đồng/độ mủ so với cuối tháng trước.
- Tại Bình Dương giá mủ cao su nguyên liệu được CTCP Cao su Phước Hòa thu mua ở mức 343-345 đồng/độ mủ, tăng 15 đồng/ độ mủ so cuối tháng trước.
Ngoài nước.
- Cả thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đe dọa “nhấn chìm” kinh tế toàn cầu, khiến các ngân hàng trung ương tiến thoái lưỡng nan vì nguy cơ trì trệ đi kèm với lạm phát.
- Đó là cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, khi những kệ hàng trong siêu thị trống trơn. Tại các cảng, tàu thuyền xếp hàng dài để chờ được vào bến bốc dỡ hàng hóa. Không ít nhà máy ô tô phải ngừng hoạt động vì thiếu chip. Và bao trùm tất cả là 1 điều không ai mong muốn: gần như tất cả mọi mặt hàng đều tăng giá mạnh.
- Tình hình dịch bệnh tại Châu Âu bùng phát trở lại, số ca nhiễm Covid-19 tăng ở mọi lứa tuổi và tốc độ lây “cực kỳ đáng lo ngại”.
- “Một lần nữa, chúng ta lại trở thành tâm điểm đại dịch”, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge nói tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 04/11/2021.
- Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong những tháng gần đây một phần do Bắc Kinh siết chặt ngành bất động sản. Các dấu hiệu suy yếu khác xuất hiện trong tháng 10 do khủng hoảng năng lượng đè nặng lên sản xuất, và các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt đã kìm hãm chi tiêu trong kỳ nghỉ.
Cuối tuần trước, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ số quản lý thu mua ngành sản xuất (PMI) đã giảm xuống còn 49,2. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này rơi xuống dưới 50 – báo hiệu sự suy giảm trong sản xuất. - Một số ngân hàng đầu tư đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Trung Quốc xuống thấp hơn 8% trong những tuần gần đây. Tuy nhiên ông Huang Yiping, cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc nói với Bloomberg rằng tuy kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc sâu hơn trong vài tháng tới, tốc độ tăng trưởng 8% của cả năm 2021 vẫn nằm trong tầm tay.
- Quý 3 vừa qua, đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ từ đại dịch Covid-19 bất ngờ khựng lại vì một loạt yếu tố bất lợi.
Báo cáo từ Cục Phân tích Kinh tế (BEA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 28/10 cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng 3% trong quý vừa qua, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 2,7 đến 2,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ, hứa không vội tăng lãi suất. Fed tin kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục khởi sắc và lạm phát chỉ là tạm thời, nói rằng giờ là chưa phải là lúc tăng lãi suất.