Chuyên trang Cây Cao Su
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
No Result
View All Result
Chuyên trang Cây Cao Su
  • Chọn giống cao su
  • Quy Trình Kỹ Thuật
    • Tiêu chuẩn đất trồng
    • Thiết kế, KTCB vườn cây
    • Hướng dẫn kích thích mủ cao su
  • Cơ Cấu Giống
No Result
View All Result
Chuyên trang Cây Cao Su
No Result
View All Result
Trang Chủ Cây Cao Su

Bí mật trong cách đo ĐỘ MỦ CAO SU chính xác nhất

Giống Cao Su by Giống Cao Su
28/02/2021
in Cây Cao Su
0
1
CHIA SẼ
1.5k
VIEWS
Chia sẽ FacebookChia sẽ Twitter

Độ mủ cao su ảnh hưởng trực tiếp đến giá mủ nước. Do đó cần xác định chính xác độ mủ. Dưới đây là cách đo độ mủ cao su chính xác và nhanh chóng nhất.

Mục Lục
  1. Độ mủ cao su là gì?
  2. Cách đo độ mủ cao su bằng phương pháp nướng chảo
  3. Cách tính giá mủ cao su thu mua
  4. Yêu cầu chỉ tiêu DRC trong sản xuất mủ cao su thiên nhiên
  5. Kết luận

Độ mủ cao su là gì?

Độ mủ cao su là tên thường gọi của chỉ số TSC-DRC. Trong đó, TSC là chỉ số hàm lượng chất khô có trong mủ cao su thiên nhiên. DRC là hàm lượng cao su khô có trong mủ nước.

Chỉ số DRC được qui đổi từ TSC qua bảng dưới bên dưới. Và chỉ số TSC bao giờ cũng cao hơn DRC.

Cách đo độ mủ cao su
Cách đo độ mủ cao su

Lưu ý quan trọng nhất trong cách đo độ mủ cao su chính xác đó là bước lấy mẫu mủ.

Lưu ý: Độ mủ sẽ cao hơn nếu mẫu được lấy ở càng gần miệng thùng chứa và thấp hơn ở gần đáy thùng. Giải thích cho lý do này là các phân tử mủ cao su nhẹ hơn nước, xu hướng sẽ nổi lên trên –> hàm lượng chất khô cao.

Tiếp đến là phương pháp đo độ mủ cao su, phổ biến nhất hiện nay là phương pháp nướng chảo. Ngoài ra để chính xác hơn người ta còn sử dụng máy phân tích độ ẩm AND.

Dưới đây là cách đo độ mủ bằng phương pháp nướng chảo và lưu ý trong quá trình thực hiện.

Cách đo độ mủ cao su bằng phương pháp nướng chảo

Dụng cụ cần thiết

  • Bếp điện, bếp ga.
  • Cân kỹ thuật có vạch chia 0,01 g.
  • Lọ đựng latex.
  • Chảo nhôm có tay cầm đường kính khỏang 15 cm.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cho khoảng 10g mủ nước vào lọ (đã cân trước) và cân chính xác đến 0,01g.
  • Bước 2: Trút mủ nước vào chảo, dùng nước tráng sạch phần mủ nước trong lọ, cho vào chảo.
  • Bước 3: Tráng đều lượng mủ trên và đặt lên bếp, lắc chảo để mủ nước phân tán đều cho đến khi nước bốc hơi hết. Tiếp tục nướng mủ trong chảo cho đến khi mủ có màu vàng đều.
  • Bước 4: Lấy chảo ra khỏi bếp và để nguội. Gỡ hết cao su trong chảo ra, cân cao su khô trên cân kỹ thuật.

Lưu ý thực hiện để có độ mủ chính xác

  • Cần chính xác lượng mủ nước thực hiện nướng độ.
  • Yêu cầu mủ nướng trên chảo phải vàng đều, vừa khô, không ướt hoặc cháy.
  • Cần làm nguội mủ đã nướng trên chảo trước khi tiến hành cân.

Tính kết quả

TSC (%) = (m2 x 100) / (m0 – m1)

Trong đó:
m0 : là khối lượng latex và lọ, tính bằng gam.
m1 : là khối lượng lọ, tính bằng gam.
m2: là khối lượng cao su khô tính bằng gam.

Bảng qui đổi chỉ số TSC qua DRC

Chỉ số TSC được qui đổi qua DRC theo bảng dưới

Bảng qui đổi chỉ số TSC qua DRC
Bảng qui đổi chỉ số TSC qua DRC

Biết được độ mủ, bạn có thể tính giá mủ cao su được thương lái thu mua như dưới đây.

Cách tính giá mủ cao su thu mua

Giá mủ cao su thu mua được thương lái hay các nhà máy tính theo công thức sau:

Giá mủ cao su = Giá 1 độ TSC-DRC x trọng lượng mủ nước x độ TSC-DRC đo được

Trong đó:

  • Giá 1 độ TSC-DRC: biến động theo thị trường và thương lái, giao động từ 200đ/1 độ đến 300đ/độ ở thời điểm hiện tại.
  • Độ TSC-DRC: Được đo bằng phương pháp nướng chảo.

Yêu cầu chỉ tiêu DRC trong sản xuất mủ cao su thiên nhiên

  • DRC không dưới 20% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR L, SVR 3L, SVR CV50, SVR CV60 và RSS.
  • DRC không dưới 25% w/w là tiêu chuẩn của mủ SVR 5 S, SVR10.
  • DRC không dưới 23% w/w là tiêu chuẩn của mủ cao su ly tâm.

Kết luận

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong cách xác định độ mủ cao su. Tránh được những thiệt thòi đáng tiếc khi bán mủ cho thương lái. Chúc các bạn thành công với cây cao su.

GCS

Chia sẽ1Tweet
Giống Cao Su

Giống Cao Su

Mình là một biên tập viên của GCS! Nhiệm vụ của mình là tổng hợp, thẩm định nội dung, đăng tải trong Blog Giống Cao Su.

Thêm Bài Viết

Bệnh Botryodiplodia trên cây cao su
Cây Cao Su

Phòng trị bệnh Botryodiplodia trên cây cao su

28/02/2021
Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su
Cây Cao Su

Phòng trị bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su

28/02/2021
Bệnh đốm mắt chim trên lá cây cao su
Cây Cao Su

Phòng trị bệnh đốm mắt chim trên cây cao su

28/02/2021
Next Post
Giá mủ cao su cập nhật ngày 20/09/2020

Giá cao su hiện nay tại Đông Nam bộ cập nhật [day]/[month]/[year]

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên trang Cây Cao Su

© 2017 GIỐNG CAO SU - Chuyên trang cây cao su GCS RUBBER.

Đường dẫn

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Privacy Policy
  • Cookie Policy
  • Hỏi Đáp

GCS trên MXH

No Result
View All Result
  • Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2019 – 2020
  • HD chọn giống cao su
  • Giá Cao Su
  • Kỹ Thuật Cao Su
  • Liên Hệ

© 2017 GIỐNG CAO SU - Chuyên trang cây cao su GCS RUBBER.

This website uses cookies. By continuing to use this website you are giving consent to cookies being used. Visit our Privacy and Cookie Policy.